Sưng lợi răng cửa không chỉ khiến người bệnh đau, khó chịu mà đây còn có thể là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây ra sưng lợi răng cửa và cách để điều trị dứt điểm.
Bạn đang đọc: Điểm danh những nguyên nhân gây sưng lợi răng cửa
1. Tổng quan về vấn đề sưng lợi răng cửa
1.1 Thế nào là sưng lợi răng cửa?
Sưng lợi răng cửa là tình trạng mà các mô mềm xung quanh răng cửa trở nên sưng phình. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến và có thể gặp ở nhiều độ tuổi.
Người bị sưng nướu ở răng cửa thường sẽ bị đau nhức vùng sưng, cảm thấy khó chịu. Từ đó, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, nói chuyện, … Thậm chí, sự tự tin trong giao tiếp, công việc cũng bị ảnh hưởng.
1.2 Nhận biết tình trạng sưng lợi răng cửa
Sau đây là một số những dấu hiệu điển hình để nhận biết tình trạng sưng lợi vị trí răng cửa:
– Cảm giác đau, khó chịu và tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là khi lưỡi chạm tới vị trí nướu đang sưng.
– Nướu răng bị sưng tấy đỏ, có màu đỏ tím hoặc đỏ sẫm.
– Khi uống nước nóng hoặc lạnh, người bệnh sẽ thấy đau buốt nhiều.
– Bề mặt nướu răng trở nên gồ ghề hơn, bị sưng đỏ. Tình trạng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu chân răng.
– Nướu bị sưng viêm lâu ngày, không được điều trị thích hợp có thể khiến người bệnh bị sốt.
– Tình trạng hôi miệng xuất hiện do vi khuẩn phát triển tại vị trí tiếp xúc giữa răng và nướu. Từ đó, mùi hôi miệng hình thành và lan rộng.
2. Nguyên do gây sưng lợi răng cửa
2.1 Răng cửa bị sâu
Sâu răng có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm lợi
Sâu răng như chúng ta cũng biết là một bệnh lý nha khoa phổ biến. Tuy răng cửa ở vị trí khá thuận tiện cùng bề mặt phẳng, rộng nhưng nếu không chú ý chăm sóc, vệ sinh, những mảng bám và vi khuẩn vẫn có thể tồn đọng. Lâu ngày cao răng và vi khuẩn hình thành gây sâu răng. Cũng từ đó, vi khuẩn có cơ hội phát triển, lan tới chân răng. Điều này sẽ khiến nướu và chân răng bị sưng viêm.
2.2 Viêm nha chu
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sưng nướu răng cửa. Bệnh là kết quả của viêm nướu trước đó không được điều trị hiệu quả và kịp thời. Khi nha chu bị viêm nhiễm, người bệnh thường gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu. Điển hình như: nướu chuyển sang màu đỏ đậm, sưng tấy, tụt nướu, cảm giác ê buốt, đau nhức, tụ máu khi chải răng, và tụ nhiều dịch mủ.
2.3 Tủy răng bị viêm
Khi xảy ra chấn thương, va đập mạnh hoặc sâu răng ăn vào tủy có thể dẫn đến trường hợp viêm tủy răng. Tình trạng này gây ra sự sưng tấy và đau nhức kéo dài của nướu. Viêm tủy răng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu bên trong tủy, làm cho người bệnh có cảm giác không thoải mái và đau đớn.
2.4 Thiếu hụt vitamin
Trên thực tế, cơ thể bị thiếu hụt vitamin có thể gây tình trạng sưng lợi. Nguyên nhân là bởi vitamin có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của nướu và răng. Cụ thể, vitamin C là một yếu tố cần thiết cho sự tái tạo mô và sức khỏe của nướu. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, nướu có thể trở nên mềm yếu và dễ bị tổn thương, dẫn đến sưng lợi. Ngoài ra, vitamin K cũng có vai trò quan trọng trong quá trình làm chắc nướu và ngăn chặn sự xuất hiện của các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Do đó, khi thiếu hụt các loại vitamin này, có thể dẫn đến tình trạng sưng lợi và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng.
2.5 Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc điều trị cảm, sốt, … quá nhiều cũng có thể dẫn tới thay đổi hoạt động tuyến nước bọt. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó, nướu sẽ bị viêm nhiễm, sưng tấy.
2.6 Dùng tăm nhọn xỉa răng
Việc sử dụng tăm hay các vật dụng có đầu nhọn xỉa răng sẽ gây hại cho nướu. Nướu răng có thể chảy máu dẫn tới bi viêm nướu chân răng. Đặc biệt, nếu chúng ta xỉa răng mạnh, đầu nhọn cắm xuống nướu sẽ có thể gây ảnh hưởng tới cả xương hàm. Điều này là do vết thương nhỏ hình thành, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
3. Sưng lợi ở răng cửa có phải vấn đề nguy hiểm không?
Sưng lợi ở răng cửa có thể là một dấu hiệu của một số vấn đề khác nhau trong miệng. Do đó, mức độ nguy hiểm của tình trạng phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra sưng lợi. Nhiều người nghĩ rằng sưng lợi chỉ đơn thuần là bị sưng, đau nhức và có thể tự hết. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tới nha khoa kịp thời, nhiều biến chứng có thể xảy ra:
– Ảnh hưởng tới giao tiếp và ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
– Nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn do do cấu trúc răng bị xô lệch, phá hủy.
– Sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý nha khoa.
– Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và gây hôi miệng.
– Làm giảm sự tự tin khi làm việc việc và quá trình giao tiếp.
4. Cách chăm sóc và điều trị sưng lợi ở răng cửa
4.1 Chăm sóc răng miệng tại nhà
Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn ở đâu uy tín và an toàn?
Nếu nướu sưng quá đau, người bệnh có thể chườm đá để thuyên giảm
Sau đây là một số biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà khi bị sưng nướu răng cửa:
– Sử dụng nước muối loãng ấm súc miệng 2-3 lần/ngày.
– Chườm lạnh bên ngoài vùng môi răng cửa bị sưng đau để giảm đau.
– Vệ sinh răng miệng phù hợp, tránh tác động mạnh vào vùng nướu đang bị sưng viêm.
4.2 Điều trị tại nha khoa
>>>>>Xem thêm: Giải đáp vấn đề sưng nướu răng uống thuốc gì hiệu quả
Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm nướu phù hợp
Việc điều trị sưng lợi tại nha khoa sẽ được chỉ định tùy theo nguyên nhân gây ra tình trạng:
– Do sâu răng: Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ổ răng bị sâu và loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, răng sẽ được hàn trám để đảm bảo chức năng ăn nhai, tránh bệnh tái lại.
– Do viêm tủy răng, chấn thương: Với trường hợp này, bác sĩ cần điều trị viêm tủy trước. Sau đó răng sẽ được phục hình bằng cách bọc răng sứ để bảo vệ, tránh sự tấn công từ vi khuẩn.
– Do viêm lợi, viêm nha chu mức độ nhẹ: Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng và làm sạch đi những mảng bám.
– Do viêm nha chu nghiêm trọng: Khi đó, bác sĩ sẽ cần điều trị với những thủ thuật nha khoa. Cụ thể như cạo vôi, ghép vạt nướu, …
Trên đây là những giải đáp về nguyên nhân và cách điều trị viêm lợi răng cửa. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ mọi người tốt hơn trong quá trình chăm sóc răng miệng của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.