Giải đáp nhanh: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Thoái hóa khớp gối là triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Vậy người bệnh bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Giải đáp nhanh: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng biến đổi bề mặt sụn khớp, khớp ở đầu gối bị thoái hóa. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và hình thành nên các gai xương. Xương dưới sụn và sụn khớp gối bị tổn thương, sinh ra phản ứng viêm, sưng, giảm dịch khớp gối. Mức độ tổn thương nhiều sẽ dẫn tới tình trạng dịch khớp tiết ra ít, độ ma sát sẽ tăng lên ở các đầu khớp. Mặt sụn khớp gối hao mòn sẽ dẫn tới hiện tượng thoái hóa khớp.

Giải đáp nhanh: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày của bệnh nhân

Căn bệnh này thường tập trung nhiều ở người cao tuổi, người béo phì, phụ nữ và những người có các chấn thương ảnh hưởng phần khớp gối. Lao động nặng hoặc chơi thể thao, tập luyện quá sức cũng dẫn đến thoái hóa khớp gối nhanh.

Vậy bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, đi đúng cách như thế nào? Cách luyện tập thể thao đúng khi bị bệnh thoái hóa? Bổ sung thực phẩm để hạn chế bệnh như thế nào?… Có rất nhiều vấn đề liên quan tới việc điều trị bệnh nhân thoái hóa khớp gối cần được giải đáp.

2. Giải đáp thắc mắc của người bệnh về các vấn đề liên quan

2.1. Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không, cách tránh biến chứng?

Đi bộ là hoạt động mang lại nhiều giá trị tốt cho hệ tim mạch, duy trì sự bền bỉ của hệ thống xương khớp. Nhiều người cho rằng việc đi bộ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, trên thực tế đã chỉ ra rằng, việc đi bộ nhẹ nhàng sẽ có tác dụng tốt cho việc điều trị bệnh thoái hóa khớp.

Việc đi bộ giống như môn thể dục dưỡng sinh, đều không phải sử dụng lực quá nhiều. Những vận động nhẹ nhàng kết hợp hít thở theo động tác sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu trong cơ thể.

Để việc đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thì người bị thoái hóa khớp gối cần hiểu rõ tình trạng bệnh của mình. Nếu phần khớp gối bị đau nhức trầm trọng thì bạn nên nghỉ ngơi để điều trị, tránh gây những biến chứng xấu gây hại. Để hiểu rõ việc mình có đi bộ được hay không, người mắc thoái hóa khớp gối nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2.2. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không? Đi bộ đúng cách như thế nào?

Sau khi tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc đi bộ đúng cách để đạt hiệu quả tối đa. Điều này sẽ giúp phòng ngừa rủi ro, không để lại biến chứng ở khớp gối trong quá trình luyện tập.

Việc cần làm đầu tiên là người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ quyết định có nên đi bộ hay không. Nếu được, bệnh nhân cần chú ý tới các điều sau để việc đi bộ đúng cách:

– Chọn tuyến đường đi bộ phù hợp, an toàn:

+ Khi mới bắt đầu quá trình đi bộ, người bệnh nên chọn tuyến đường thông thoáng, bằng phẳng, không gồ ghề.

+ Chọn nơi an toàn, ít xe cộ qua lại như công viên, vỉa hè, công viên…để tập luyện.

– Chọn thời gian đi bộ đúng:

Thời gian đi bộ tốt nhất với người bị thoái hóa khớp gối là sáng sớm và buổi tối. Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi sáng giúp khởi động xương khớp, kích thích khả năng tập trung của bệnh nhân. Tần suất và cường độ đau khớp gối trong ngày sẽ được thuyên giảm.

Theo các bác sĩ, mỗi ngày người bệnh bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ khoảng 30 – 60 phút. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện tốt được việc này ngay từ đầu. Vì vậy, mỗi ngày bệnh nhân có thể bắt đầu với 5 phút đi bộ nhẹ nhàng. Sau khi đã quen, người bệnh cần cố gắng đi thời gian nhiều hơn so với lộ trình ban đầu.

– Lựa chọn giày và quần áo phù hợp khi đi bộ:

+ Chú ý mua giày đi bộ: Để không bị đau chân khi đi bộ, bạn nên mua đôi giày phù hợp với kích thước, hình dạng của bàn chân. Giày quá rộng hoặc hẹp có thể gây vết phồng rộp, khó khăn khi di chuyển. Để đảm bảo độ thoải mái, không bị trượt gót khi bước, bạn nên đi đi lại lại vài lần khi thử giày.

+ Quần áo khi tập luyện: Bệnh nhân nên lựa chọn quần áo thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi. Nên chọn các chất liệu vải như cotton, không nên chọn quần áo dày và nặng. Điều đó không chỉ giảm khả năng đi bộ của bạn mà còn làm tăng nguy cơ gặp chấn thương không mong muốn.

Tìm hiểu thêm: Làm sao để tránh thoát vị đĩa đệm và một số lưu ý

Giải đáp nhanh: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

Nên chọn quần áo thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi khi đi bộ

– Chia sẻ về lịch trình đi bộ

Bệnh nhân nên thông báo với người nhà về địa điểm, thời gian và lộ trình khi đi bộ. Để buổi đi bộ vui vẻ, bạn nên tập luyện cùng một vài người khác như bạn bè, hàng xóm, vợ/chồng, con cái…Việc này cũng giúp bệnh nhân có động lực hơn để nâng cao sức khỏe bản thân.

3. Lợi ích của việc đi bộ với người bị thoái hóa khớp gối

Người bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày để đảm bảo lượng dịch khớp đủ. Vận động đơn giản này sẽ có lợi ích lớn với sức khỏe. Cụ thể:

3.1. Giúp cơ bắp chân khỏe hơn

Đi bộ mỗi ngày có thể góp phần tăng cường sức khỏe dẻo dai cho cơ bắp chân. Nhờ đó có thể hỗ trợ khớp gối bằng cách giảm bớt áp lực từ trọng lượng cơ thể. Nếu vận động phù hợp, bệnh nhân sẽ thấy tình trạng đau khớp gối thuyên giảm.

Giải đáp nhanh: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không

>>>>>Xem thêm: Vỡ xương bánh chè bao lâu hồi phục và cách chăm sóc?

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe

3.2. Đốt cháy calo giúp giảm cân

Việc đi bộ nhanh hay chậm cũng sẽ giúp cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối được vận động và tiêu hao năng lượng. Đi bộ mỗi ngày làm tăng quá trình trao đổi chất, hệ tiêu hóa được cải thiện. Hoạt động này còn giúp cho cơ thể đốt cháy được lượng mỡ thừa và thu gọn vòng eo hiệu quả.

3.3. Một số lợi ích khác

Bên cạnh những lợi ích trên, thói quen đi bộ còn giúp bệnh nhân có khớp gối bị thoái hóa:

– Cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn.

– Tình trạng lưu thông máu được điều hòa ổn định

– Khả năng giữ thăng bằng ở người bệnh được cải thiện

– Tinh thần vui vẻ, không bị stress

– Hạn chế các biến chứng tim mạch xảy ra có liên quan đến thoái hóa khớp.

– Hạn chế tình trạng đau, cứng khớp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *