Theo số liệu từ Globocan và ước tính của tổ chức ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm nước ta có hơn 126.000 ca mắc ung thư mới và khoảng 94.000 người tử vong vì bệnh này. Theo bối cảnh tỉ lệ người mắc ung thư ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, việc tầm soát ung thư được xem là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Bạn đang đọc: 3 Phương pháp tầm soát ung thư phổ biến
1. Tại sao cần sàng lọc ung thư?
Ung thư là bệnh lý ác tính nguy hiểm, nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Ung thư có thể xuất hiện ở mọi giới tính, lứa tuổi với số lượng ca mắc mới và tử vong tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh ung thư bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được (chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, sinh hoạt không khoa học, thiếu vận động, lạm dụng thuốc lá rượu bia) đồng thời phối hợp tầm soát sàng lọc ung thư định kỳ.
Tầm soát, sàng lọc ung thư là phát hiện bệnh trước khi có triệu chứng. Sàng lọc ung thư có thể được thực hiện thông qua các biện pháp xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh hiện đại, giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường cũng như các tế bào ác tính trong cơ thể, từ đó lên phác đồ điều trị hiệu quả và giảm thiểu rủi ro bệnh tật cho người bệnh.
2. Các phương pháp tầm soát ung thư phổ biến
Có nhiều phương pháp sàng lọc chẩn đoán ung thư, mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau và việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào nên nghe theo chỉ định của bác sĩ.
2.1. Chẩn đoán lâm sàng
Ung thư là bệnh mạn tính trải qua nhiều giai đoạn phát triển như khởi phát, tăng trưởng, chuyển tiếp, lan tràn và di căn.
Ở giai đoạn đầu, vì kích thước quá nhỏ và luôn có những biến đổi về mặt dịch thể (chưa có các men, chất do u tiết ra) nên khám lâm sàng hay xét nghiệm chưa thể phát hiện được ung thư. Về sau khi kích thước khối u tăng lên, một số chất do tế bào ung thư tiết ra có thể đủ để phát hiện bệnh.
Trong trường hợp khối u nằm ở vị trí khó phát hiện thì bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn những phương pháp chuyên sâu hơn để thăm khám.
2.2. Tầm soát ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh
Các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong tầm soát ung thư gồm chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, nội soi, chụp cắt lớp vi tính. Hình ảnh cho ra từ những kĩ thuật này giúp bác sĩ quan sát chi tiết cơ quan bên trong cơ thể đồng thời phát hiện bất thường nếu có. Cụ thể:
– X-quang
Đây là kĩ thuật điển hình trong sàng lọc ung thư, ví dụ như chụp X-quang phổi để phát hiện ung thư phế quản, ung thư vú, ung thư xương,… hoặc u di căn phổi.
– Chụp CT
Kĩ thuật này cho phép quét toàn bộ cơ thể và phát hiện những khối u đường kính chỉ 1cm sâu trong cơ thể như u não, u sau phúc mạc, u trung thận, u khung chậu,…
– Siêu âm
Siêu âm có giá trị trong phát hiện những khối u gan, u buồng trứng, thận. Kĩ thuật này cho biết tính chất của khối u như u đặc, u nang,… Ngoài ra siêu âm hỗ trợ hiệu quả sinh thiết khối u qua da, ít làm tổn thương tổ chức lân cận.
– Nội soi
Nội soi là kĩ thuật thăm khám các hốc tự nhiên và một số nội tạng trong cơ thể nhờ phương tiện quang học. Kĩ thuật này đóng vai trò quan trọng trong sàng lọc, chẩn đoán ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, phế quản, thanh quản,… Trong đó ung thư dạ dày, đại trực tràng cực kì phổ biến trong nhóm ung thư đường tiêu hóa và phần lớn chúng chỉ được phát hiện thông qua nội soi.
Tìm hiểu thêm: Các cách điều trị bệnh ung thư máu phổ biến nhất hiện nay
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nội soi đã không còn quá đáng sợ như quá khứ. Hiện nay ngoài nội soi thường, bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi gây mê nhằm giảm bớt đau đớn mà kết quả vẫn hoàn toàn chính xác.
2.3. Tầm soát ung thư thông qua các xét nghiệm, sinh thiết
Các xét nghiệm trong sàng lọc ung thư gồm xét nghiệm máu, tế bào,… Mỗi loại lại tương thích với bệnh ung thư khác nhau.
– Xét nghiệm máu
Phương pháp tìm kiếm dấu ấn ung thư trong máu có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng. Xét nghiệm này cũng thật sự hữu ích để đánh giá tình trạng nặng nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến bệnh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên xét nghiệm máu thường phải kết hợp cùng các biện pháp sàng lọc khác để đưa ra kết quả chính xác nhất.
– Xét nghiệm phết tế bào phát hiện ung thư cổ tử cung
Phương pháp này giúp phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng chuyển sang ung thư xâm lấn. Nếu tìm thấy tế bào tiền ung thư có thể tiến hành điều trị và ngăn chặn.
– Sinh thiết
Trên thực tế, xét nghiệm sinh thiết là phương pháp tầm soát ung thư có tính chính xác cao nhất hiện nay và có thể áp dụng cho hầu hết loại ung thư. Thông thường sinh thiết sẽ được thực hiện sau khi người bệnh đã thực hiện một loạt xét nghiệm, chẩn đoán và đã xác định được khối u. Có hai phương pháp sinh thiết là sinh thiết kim và sinh thiết mở. Theo đó sinh thiết kim là bác sĩ sẽ lấy một cây kim và thực hiện thủ thuật tại chỗ để lấy tế bào, kích thước mẫu thử chỉ khoảng 1 hạt gạo. Mẫu thử sẽ được chuyển đến máy phân tích tế bào chuyên dụng tại viện và phân tích xem có phải ung thư không. Đối với sinh thiết mở, một khi bệnh nhân phát hiện khối u trong cơ thể thì bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu cắt bỏ, sau đó lấy một phần nhỏ hoặc toàn bộ khối u để tiến hành phân tích mẫu.
>>>>>Xem thêm: Lần đầu tiên có kinh nguyệt sẽ như thế nào
Xét nghiệm máu thường phải kết hợp cùng các biện pháp sàng lọc khác để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Tầm soát ung thư được tiến hành với nhiều phương pháp khác nhau với mục đích chính là giúp phát hiện sớm bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do ung thư và cải thiện tiên lượng sống của người bệnh. Quyết định tầm soát dựa trên bệnh sử cá nhân, yếu tố nguy cơ và tư vấn từ chuyên gia. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về tầm soát sàng lọc ung thư có thể đến trực tiếp Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hoặc liên hệ tổng đài của TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.