Bé nhét dị vật vào mũi nhiều khi không được phát hiện và trở thành dị vật để quên. Trong khi đó, nhiều dị vật lại rất nguy hiểm. Dị vật mũi còn có thể trở thành dị vật đường thở, dị vật đường tiêu hóa với nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, cha mẹ cần cảnh giác với tình huống này.
Bạn đang đọc: Cảnh giác tình trạng bé nhét dị vật vào mũi
1. Những đồ vật dễ thấy trong tai nạn dị vật mũi ở trẻ
Dị vật ở mũi trẻ là tai nạn dễ bắt gặp trong đời sống hiện nay và cũng là cấp cứu dị vật thường thấy tại các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng. Hiện tượng này có thể bắt nguồn do việc trẻ nhét dị vật vào mũi, do dị vật chủ động bay vào mũi, hoặc do một số tình huống tai nạn bất ngờ không kiểm soát gây nên.
Trong các ca cấp cứu này, dị vật trong mũi khá đa dạng. Đó có thể là:
– Các mẩu đồ chơi của bé như mảnh xúc xắc nhỏ, viên bi, mảnh ghép hình, các chi tiết đồ chơi của trẻ,…
– Các vật dụng trong nhà như pin đồng hồ, cúc áo, …
– Các đồ vật khác như mẩu nilon, mẩu giấy, đầu bút bi,…
– Một số loại đồ ăn như hạt ngô, hạt đỗ, …
Trẻ có thể nhét các mảnh đồ chơi vào mũi mà cha mẹ không biết
Nhìn chung, hầu như các đồ vật trong diện cầm nắm với kích thước nhỏ đều có thể trở thành dị vật mũi với trẻ. Tình trạng dị vật mũi ở trẻ này hiện nay khá phổ biến. Nguyên là là do thói quen của trẻ. Với các bé chưa có ý thức, việc nhét dị vật vào trong mũi như một phản ứng tự nhiên không kiểm soát. Trong khi đó, với các bé lớn hơn, các bé nhét đồ vật vào mũi như một trò chơi nghịch ngợm mà chưa có ý thức. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp trẻ để quên dị vật trong mũi, khiến tình trạng này phải nhiều ngày sau mới được phát hiện, không được xử lý sớm và đúng cách.
2. Dị vật trong mũi trẻ có gây nguy hiểm không?
Dị vật trong mũi trẻ nguy hiểm hay không tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề dị vật là gì và việc xử lý dị vật như thế nào. Với nhiều trường hợp, dị vật nhỏ, bề mặt trơn nhẵn có thể không gây hiện tượng kích ứng, khó khăn hay vấn đề gì với người bệnh. Việc xử lý các dị vật này cũng khá đơn giản.
Trong khi đó, nhiều dị vật sắc nhọn trẻ nhét vào mũi lại gây xước, tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ. Vấn đề bị thương, nhiễm trùng này có thể gây viêm nhiễm tại chỗ cũng như nguy cơ các bệnh lý tai mũi họng sau này.
Ngoài ra, với những dị vật đặc biệt đồ điện tử hoặc có thể bị oxy hóa như pin đồng hồ thì nguy hiểm nhiều hơn, đặc biệt là khi dị vật bị để lâu trong cơ thể, có thể bị oxy hóa và tạo những phản ứng tiêu cực cho cơ thể.
Đặc biệt, tình trạng dị vật mũi có thể rơi xuống khoang miệng họng, theo đường di chuyển của thức ăn, gây hóc ở các vị trí thuộc đường hô hấp hấp hoặc đường tiêu hóa. Như vật, nguy cơ dị vật rơi xuống phổi, gây bít tắc đường thở và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bị vôi răng – Nguyên nhân, tác hại và cách phòng ngừa
Hình ảnh thực tế dị vật trong mũi trẻ
3. Làm thế nào để xử trí đúng cách với dị vật trong mũi trẻ
Xử lý dị vật trong mũi trẻ cần đảm bảo sự an toàn cho trẻ và hiệu quả với phương thức phù hợp cho trẻ.
Với trẻ đã lớn, trong trường hợp dị vật trong mũi trẻ có kích thước nhỏ, không phức tạp và ở khu vực cánh mũi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi để đẩy dị vật ra ngoài. Cha mẹ cũng lưu ý con khi thực hiện cách này không cố hít sâu lấy đà xì mũi. Việc này có thể khiến dị vật vô tình bị hút vào trong, khiến trẻ khó tự xử lý dị vật trong mũi hơn.
Với trẻ nhỏ thì việc hướng dẫn trẻ xì mũi sẽ khó hơn. Cha mẹ không thể hướng dẫn con tự xì mũi thì nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa xử lý theo cách phù hợp.
Các trường hợp dị vật sâu trong hốc mũi, dị vật là động vật sống, dị vật rơi xuống khoang họng,… nên đưa trẻ đến các cơ sở y khoa để được gắp dị vật ra đúng cách, tránh biến chứng sau này.
>>>>>Xem thêm: Nhổ răng khôn sau bao lâu thì lành, bạn có biết?
Đưa trẻ đi khám để xác định dị vật mũi (Ảnh minh họa)
4. Phòng tránh vấn đề trẻ nhét dị vật vào mũi
4.1. Cách hạn chế tình trạng dị vật trong mũi trẻ
Trẻ còn bé chưa ý thức được sự nguy hiểm của dị vật mũi nên vẫn vô tình hoặc cố ý nhét đồ vào trong mũi. Để phòng tránh vấn đề này, cha mẹ cần nâng cao ý thức của trẻ về vấn đề này, giúp trẻ ý thức được những nguy hiểm xung quanh bằng hình ảnh hoặc các câu chuyện minh họa phù hợp. Ngoài ra, cần cẩn trọng trong việc trông nom, chăm sóc trẻ. Chú ý để cho các trẻ nhỏ không cầm nắm các đồ vật nguy hiểm hay có khả năng đưa vào mũi, miệng.
Cha mẹ cũng kiểm soát vấn đề vệ sinh hằng ngày của bé. Việc này sẽ tránh được tình trạng bé nhét dị vật vào trong mũi nhưng để quên dị vật. Vì thế, xì mũi, rửa mũi hằng này sẽ giúp phát hiện dị vật trong mũi của trẻ. Cha mẹ cũng nên chủ động kiểm tra tai mũi họng của con để xem vấn đề vệ sinh và dị vật mỗi tối cho con.
4.2. Phát hiện sớm vấn đề dị vật mũi của trẻ
Điều trị sớm luôn là điều cần thiết cho trẻ để tránh những vấn đề nguy hiểm từ dị vật trong mũi. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để phát hiện dị vật trong mũi con đúng lúc, kịp thời:
– Biểu hiện hay dụi mũi, ngoáy mũi ở trẻ cho thấy trẻ đang có bất thường trong mũi. Cha mẹ nên kiểm tra để đảm bảo vấn đề này.
– Thấy trẻ có hiện tượng chảy dịch bất thường. Dịch mũi thường tiết ra khi mũi có kích ứng bất thường. Điều này có thể là vì dị vật xuất hiện trong mũi trẻ. Vì thế, cha mẹ cần kiểm tra trong tình huống này.
– Tình trạng bé bị chảy máu mũi cũng có thể do dị vật.Tình trạng dị vật đâm vào niêm mạc mũi có thể gây ra tình trạng chảy máu mũi. Vì thế, trẻ chảy máu mũi bất thường có thể vì dị vật gây nên.
– Trẻ kêu khó chịu trong mũi. Với các trẻ lớn, cha mẹ có thể khai thác điều này và kiểm tra cho con.
Như vậy, tình huống bé nhét dị vật vào mũi có thể được biểu hiện bằng nhiều cách. Cha mẹ nên chú ý theo dõi trẻ để có thể chẩn đoán và đưa con đưa điều trị đúng cách. Cũng cần chú ý rằng, các triệu chứng dị vật mũi trong trẻ nhiều khi có thể gây nhầm lẫn với các hiện tượng khác. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để không điều trị sai cách với các vấn đề của con.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.