Giải đáp lo lắng: hóc dị vật đường thở phải làm sao

“Hóc dị vật đường thở phải làm sao?” – Đây là kiến thức cơ bản cần có để giải quyết những tình huống tai nạn liên quan đến sức khỏe trong đời sống. Thêm nữa, dị vật đường thở là hiện tượng rất quen thuộc trong đời sống. Vì thế, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để sẵn sàng xử trí kịp thời trước tình huống hóc dị vật nha.

Bạn đang đọc: Giải đáp lo lắng: hóc dị vật đường thở phải làm sao

1. Hóc dị vật đường thở – Vấn đề cần cảnh giác

1.1. Tổng quan chung về hóc dị vật đường thở

Hóc dị vật đường thở là tình trạng dị vật xuất hiện trong đường thở của bệnh nhân, từ thanh quản đến phế quản, thường khá đa dạng và bắt đầu từ vấn đề ăn uống hoặc hô hấp, hít phải dị vật. Dị vật đường thở có thể trong thức ăn, cũng có thể là các đồ vật như viên bi, mảnh đồ chơi, viên pin đồng hồ,… Trong nhiều tình huống, dị vật có thể là các sinh vật sống không may chui vào mũi miệng.

Nhận biết tình huống dị vật đường thở không quá khó khăn. Với bản thân, người bị dị vật đường thở thường thấy vướng, hóc ở cổ họng. Thêm nữa, tình trạng nghẹn cũng rất điển hình. Quan sát vấn đề hô hấp, có thể thấy được mức độ tắc nghẽn đường thở của dị vật đối với bệnh nhân.

Trong tình huống dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, bệnh nhân thường có triệu chứng ho hoặc cố gắng ho khạc để đẩy dị vật ra ngoài. Lúc này, đôi khi bệnh nhân cũng có thể tức ngực, khó thở. Trong một tình huống khác, nếu bệnh nhân không nói được, tay ôm cổ và trong tình trạng thở khó, mặt đỏ bừng thì cần cảnh giác dị vật tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Khi này, người bệnh có thể còn có thể có những biểu hiện như: mắt trợn ngược, mặt hốt hoảng, môi lưỡi tím tái, các mạch máu nổi bật,… do vấn đề không thể hô hấp.

Giải đáp lo lắng: hóc dị vật đường thở phải làm sao

Dị vật đường thở dễ gặp trong đời sống

1.2. Cẩn trọng trước những vấn đề nguy hiểm của hóc dị vật đường thở

Dị vật đường thở ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề hô hấp của người bệnh. Hiện tượng này có thể khiến người bệnh khó thở, thậm chỉ là tắc thở, tử vong do ngạt thở. Ngoài ra, biến chứng của vấn đề này cũng rất nhiều, như các bệnh viêm nhiễm phế quản, xẹp phổi, áp xe phổi, tình trạng tràn khí màng phổi, giãn phế quản, sẹo hẹp thanh quản,…

Chính vì thế, cần phát hiện sớm, điều trị sớm tình trạng dị vật đường thở để tránh những biến chứng mà hiện tượng này có thể gây ra. Đặc biệt, trong những tình huống nguy kịch khiến bệnh nhân tắc thở, cần liên hệ ngay với tổng đài 115 để cấp cứu người bệnh. Trong khi đó, những người xung quanh cần chú ý sơ cứu để bảo toàn được tính mạng của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Đừng chủ quan với viêm tai giữa ở người lớn

Giải đáp lo lắng: hóc dị vật đường thở phải làm sao

Cần thăm khám bác sĩ sớm để giải quyết tình trạng hóc dị vật

2. Phải làm sao để xử lý hóc dị vật đường thở?

Như đã nói, cần giải quyết sớm tình trạng hóc dị vật đường thở cho người bệnh. Không nên để tình trạng này kéo dài và gây nên những biến chứng khó kiểm soát. Trong trường hợp khẩn cấp, những người xung quanh cần liên hệ cấp cứu ngay và hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

2.1. Sơ cứu người bị hóc dị vật đường thở

Hỗ trợ người bị hóc đẩy dị vật ra có thể hạn chế những biến chứng của vấn đề này. Sự áp dụng việc sơ cứu đẩy dị vật đường thở này sẽ có sự khác biệt đôi chút giữa đối tượng trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi và các đối tượng từ 1 tuổi trở lên.

Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, cần áp dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Người lớn có thể đặt trẻ trên tay và hướng đầu trẻ hơi cúi xuống khi thực hiện phương pháp này. Đồng thời, cần cố gắng phân lực phù hợp khi vỗ lưng hay ấn ngực trẻ.

Giải đáp lo lắng: hóc dị vật đường thở phải làm sao

>>>>>Xem thêm: Cách xử trí nhanh cơn co thắt thanh quản

Chữa hóc dị vật cho trẻ (Ảnh minh họa)

Với trẻ trên 1 tuổi cũng như người lớn, nghiệm pháp Heimlich được ứng dụng khá phổ biến. Đây là kỹ thuật ép vùng thượng vị đẩy dị vật cho người bị hóc. Kỹ thuật này cũng được áp dụng cho cả tình huống người bị hóc còn tỉnh táo hay đang trong tình trạng ngất xỉu.

Cũng cần chú ý rằng, không phải tất cả chúng ta đều có thể áp dụng thành công phương pháp này. Đặc biệt là việc thực hiện kỹ thuật này có thể không đúng khiến dị vật di chuyển bít tắc đường thở, hoặc đâm sâu vào các vị trí nguy hiểm. Do đó, các kỹ thuật này thường được thực hiện bởi các bác sĩ hơn là việc áp dụng tự điều trị.

2.2. Phẫu thuật xử lý dị vật đường thở

Dị vật trong đường thở thường ở vị trí khó nhìn bằng mắt thường. Thế nên, thông thường, các bác sĩ cần đến kỹ thuật nội soi để xác định và hỗ trợ lấy dị vật. Một số dị vật có thể các định bằng chụp Scan CT hay chụp X-quang.

Việc nội soi gắp dị vật không quá phức tạp và tốn thời gian. Với việc xịt thuốc tê vào khu vực họng và dùng các phương tiện để cố định hàm, làm đường dẫn sáng và kẹp dị vật cần thiết, các bác sĩ có thể giúp bạn lấy dị vật họng trong chốc lát. Tuy nhiên, một số trường hợp dị vật đâm xuyên họng và tác động đến phổi, hoặc đã tạo ra các ổ áp xe, viêm nhiễm, thì việc phẫu thuật mở cánh từ bên ngoài có thể phải được áp dụng.

2.3. Các vấn đề sau khi xử lý dị vật đường thở

Việc xử lý các vấn đề sau khi gắp dị vật đường thở sẽ tùy thuộc vào hình thức điều trị cũng như thực tế thực thể của người bệnh. Nếu dị vật không gây ảnh hưởng gì, người bệnh có thể hoạt động, ăn uống như thông thường. Trong trường hợp có viêm nhiễm hoặc tổn thương quanh niêm mạc cũng như đường thở của bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh và sinh hoạt phù hợp. Ngoài ra, các trường hợp phẫu thuật cần được chỉ định chống viêm nhiễm và có thói quen sống phù hợp trong quá trình điều trị hậu phẫu. Nên ăn uống nhẹ nhàng, tránh đồ ăn và các tác nhân có thể gây kích ứng niêm mạc. Ngoài ra, cần kiêng các chất cồn hay chất kích thích trong thời gian này.

Như vậy, việc nghi vấn hóc dị vật đường thở thì phải làm sao được giải quyết không quá khó khăn nếu như bạn áp dụng đúng nguyên tắc của việc lấy dị vật. Tuy nhiên, cần sớm đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp, phục hồi đúng cách. Đồng thời, hãy luôn nâng cao cảnh giác để hạn chế tình trạng khó chịu, nhiều nguy hiểm này xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *