So sánh 3 xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

Tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm được ví như “chìa khóa vàng” giúp bảo vệ chị em trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hiện nay có 3 phương pháp xét nghiệm phổ biến thường được các bác sĩ chỉ định để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Vậy những phương pháp này là gì và có công dụng như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về 3 xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến này nhé!

Bạn đang đọc: So sánh 3 xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

1. Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm

1.1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến ở cổ tử cung.

Trong đó:

– Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm 80 – 90% trong số các dạng ung thư cổ tử cung.

– Ung thư tế bào tuyến là dạng ung thư cổ tử cung phổ biến thứ hai, được ghi nhận chiếm khoảng 10 – 20% số ca.

Đáng lo ngại ở loại ung thư này là không có triệu chứng rõ ràng ở những giai đoạn đầu và hầu hết người bệnh được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, việc điều trị bệnh khá khó khăn và phức tạp. Các phương pháp điều trị vào thời điểm này như phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung, xạ trị, hóa trị có thể gây nhiều biến chứng, dẫn đến vô sinh, thậm chí là đe dọa tính mạng của chị em.

So sánh 3 xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phái nữ

1.2. Vì sao nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm?

Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu được thăm khám và thực hiện tầm soát định kỳ.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường tại cổ tử cung. Từ đó có các biện pháp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao.

Việc sàng lọc, phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng phát triển thành tế bào ung thư giúp tỷ lệ điều trị thành công lên tới 80 – 90%.

2. So sánh và tìm hiểu công dụng của 3 xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay

2.1. Tìm hiểu xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung Pap Smear và Thinprep

Xét nghiệm Pap Smear

Xét nghiệm Pap Smear hay còn gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung là xét nghiệm tế bào học nhằm:

– Xác định những tế bào bất thường ở cổ tử cung trước khi các khối u lây lan rộng.

– Phát hiện những bất thường ở cấu trúc và hoạt động của các tế bào cổ tử cung, từ đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh từ sớm

Để thực hiện xét nghiệm này, mẫu tế bào cổ tử cung sau khi được thu thập sẽ được phết lên 2 mặt của lam kính để chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích kết quả.

Tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh mổ ăn được trái cây gì để mau hồi phục?

So sánh 3 xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

Để lấy mẫu tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành mở âm đạo bằng kẹp mỏ vịt, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu tế bào cổ tử cung

Xét nghiệm Thinprep

Xét nghiệm Thinprep là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung được cải tiến so với xét nghiệm Pap Smear truyền thống.

Với xét nghiệm này, sẽ có một vài điểm khác biệt. Mẫu sau khi thu thập sẽ được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong một lọ Thinprep, sau đó được chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích bằng máy tự động.

So sánh ưu, nhược điểm của 2 phương pháp xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung

– Với phương pháp Pap Smear, đây là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung với chi phí thấp, được thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, do phiến đồ bị dày và mẫu còn lần nhiều tạp chất không liên quan như hồng cầu, bạch cầu, chất nhầy dẫn đến độ nhạy thấp, nguy cơ âm tính giả cao.

– Với phương pháp Thinprep, do được cải tiến hơn so với phương pháp Pap Smear nên độ chính xác cao hơn, giảm đáng kể tình trạng âm tính giả do các tạp chất đã được loại bỏ triệt để. Tuy nhiên, chi phí của Thinprep sẽ nhỉnh hơn so với Pap Smear do yêu cầu kỹ thuật và thiết bị xét nghiệm hiện đại hơn.

2.2. Tìm hiểu xét nghiệm HPV tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sớm các chủng virus HPV nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm HPV được thực hiện lấy mẫu cùng lúc với xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap Smear/ Thinprep. Mẫu sau khi thu thập được chiết tách bằng máy phân tích nhằm xác định chính xác sự hiện diện của các chủng virus HPV.

Tuy nhiên, phương pháp không khẳng định 100% rằng người bệnh có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nhưng dựa vào kết quả có thể phát hiện được virus gây bệnh đang tồn tại trong cơ thể. Từ đó, đánh giá được nguy cơ mắc bệnh trong tương lai và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

3. Lưu ý nhỏ dành cho chị em trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

3.1. Những điều cần tránh trước khi thực hiện xét nghiệm để tầm soát ung thư cổ tử cung

– Tránh quan hệ tình dục trong vòng 2 ngày trước khi thăm khám.

– Tránh làm những xét nghiệm trên khi trong chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian tốt nhất để tiến hành thăm khám là 2 – 3 ngày sau khi kết thúc chu kỳ.

– Không sử dụng kem/ thuốc thoa âm đạo hoặc thụt rửa âm đạo trong 2 đến 3 ngày trước khi làm xét nghiệm.

Trong trường hợp chị em đang trong quá trình điều trị viêm nhiễm phụ khoa, hãy điều trị khỏi hoàn toàn trước khi tiến hành xét nghiệm.

So sánh 3 xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến

>>>>>Xem thêm: Top 5 thực phẩm bà bầu bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn

Chị em nên đảm bảo những điều lưu ý trên để kết quả xét nghiệm chính xác nhất

3.2. Sau khi thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung có hoạt động bình thường được không?

Chị em phụ nữ sau khi thực hiện xét nghiệm hoàn toàn có thể hoạt động và sinh hoạt như bình thường.

Hi hữu có một số trường hợp người bệnh sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường sau khi lấy mẫu nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu máu chảy quá nhiều thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Trên đây là những thông tin về 3 xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến, mong rằng những thông tin trên có thể giúp chị em có thêm hiểu biết để dự phòng bệnh tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về việc sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung, chị em có thể liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *