Tẩy trắng răng là một phương pháp phổ biến trong việc cải thiện vẻ trắng đẹp của hàm răng. Tuy nhiên, cùng với sự phổ biến đó, câu hỏi về tẩy trắng răng có hại gì không và các tác động tiềm ẩn của quá trình này lên sức khỏe của răng miệng cũng được đặt ra. Cụ thể, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu tẩy trắng răng có hại gì không
1. Khái quát về tẩy trắng răng nha khoa
1.1 Thế nào là phương pháp tẩy trắng răng nha khoa?
Tẩy trắng răng nha khoa giúp lấy lại vẻ trắng sáng cho hàm răng
Thông thường, dưới những tác động của thức ăn, đồ uống được sử dụng hàng ngày, răng sẽ dần ngả vàng, mất đi độ trắng sáng. Những chế độ chăm sóc hàng ngày chỉ có thể làm giảm tiến độ bị ngả màu răng. Tất cả không thể ngăn ngừa hoàn toàn việc răng xỉn mùa, ố vàng. Do đó, nhiều người đã lựa chọn phương pháp tẩy trắng răng. Từ đó, chúng ta có thể lấy lại vẻ trắng đẹp cho răng miệng.
Tẩy trắng răng là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa giúp cải thiện màu sắc răng. Những mảng ố vàng, nâu ở men răng sẽ được lấy đi. Cơ chế tẩy trắng răng được chia làm 2 loại chính là tẩy trắng từ bên trong và từ bên ngoài răng. Trong đó:
– Tẩy trắng từ bên trong sẽ dùng các chất oxy hóa tác động thấm qua lớp men răng. Cùng với đó là sự kết hợp năng lượng ánh sáng, tạo phản ứng oxy hóa. Từ đó, những phân tử màu trong răng sẽ được cắt đứt.
– Tẩy trắng răng từ bên ngoài sẽ tác động qua việc loại bỏ những mảng bám bên ngoài răng cũng như những vết ố tồn đọng. Cụ thể, chúng ta sẽ sử dụng các sản phẩm làm trắng răng như kém đánh răng làm trắng chuyên dụng hoặc miếng dán.
1.2 Tẩy trắng răng có thể áp dụng cho những đối tượng nào?
Phương pháp tẩy trắng răng có thể áp dụng với đa dạng đối tượng. Tuy nhiên, chúng ta cần xem xét một số yếu tố trước khi quyết định liệu phương pháp này phù hợp với bản thân không:
– Những người có răng bị ố vàng: Tẩy trắng răng thường hiệu quả đối với những người có vấn đề về màu sắc của răng. Tron đó bao gồm răng ố vàng do thói quen hút thuốc lá, uống cà phê, uống rượu, …
– Những người có răng nhiều mảng bám bẩn: Tẩy trắng răng cũng có thể giúp loại bỏ mảng bám và vết ố trên bề mặt răng. Điều này làm cho răng trở nên sáng hơn và sạch sẽ hơn.
– Những người răng không đều màu: Nếu răng của bạn có màu sắc không đều, tẩy trắng răng có thể giúp đồng nhất màu sắc trên toàn bộ bề mặt răng.
Bên cạnh đó, những người thực hiện tẩy trắng răng cần đảm bảo:
– Tình trạng răng miệng khỏe mạnh, chưa từng bị màu mòn.
– Men răng đảm bảo còn khỏe, không mắc các bệnh ký nha khoa.
– Những người trên 18 tuổi, cấu trúc xương hàm hoàn chỉnh và không xảy ra thay đổi gì.
– Những người không mắc các bệnh mãn tính, tuổi tác không quá lớn.
2. Tẩy trắng răng có tốt không?
2.1 Những ưu điểm của tẩy trắng răng nha khoa
Tẩy trắng răng nha khoa nếu thực hiện đúng quy trình tại những cơ sở y tế uy tín sẽ đem tới nhiều ưu điểm:
– Cải thiện tính thẩm mỹ: Đây là một ưu điểm lớn của tẩy trắng răng. Răng sau tẩy trắng sẽ trắng sáng hơn. Từ đó, chúng ta có thể có một nụ cười rạng rỡ và thu hút hơn.
– Hiệu quả nhanh chóng: Phương pháp tẩy trắng chuyên nghiệp thường mang lại kết quả nhanh chóng. Đôi khi, chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả chỉ sau một hoặc vài buổi điều trị.
– Độ an toàn cao: Khi được thực hiện dưới sự giám sát của một bác sĩ chuyên môn tốt và sử dụng sản phẩm tẩy trắng răng uy tín, theo đúng chỉ định, quá trình tẩy trắng răng thường sẽ đảm bảo an toàn. Quá trình này sẽ không gây tổn thương đến răng và nướu.
– Tăng sự tự tin trong giao tiếp: Răng trắng sáng sẽ giúp chúng ta có một vẻ ngoài chỉn chu, thu hút hơn. Từ đó, sự tự tin khi giao tiếp và gặp gỡ người khác cũng tăng lên.
– Khả năng tùy chỉnh màu sắc: Quá trình tẩy trắng răng cho phép bạn tuỳ chỉnh độ trắng theo ý muốn của mình. Chúng ta có thể chọn từ màu trắng tự nhiên đến một màu trắng sáng hơn nếu muốn.
2.2 Tẩy trắng răng có hại gì không đối với men răng?
Nếu được thực hiện đúng cách và tại các nha khoa uy tín, tẩy trắng răng thường không gây tổn thương trực tiếp cho men răng. Quá trình tẩy trắng răng tập trung vào việc loại bỏ các vết ố vàng và mảng bám trên bề mặt răng. Bác sĩ sẽ sử dụng các chất hoạt động hoá học hoặc ánh sáng để làm trắng. Các chất tẩy trắng thường không ảnh hưởng đến men răng. Chúng chỉ tác động lên bề mặt răng, loại bỏ các vết ố và mảng bám.
Tuy nhiên, việc sử dụng các chất tẩy trắng có thể gây ra một số tình trạng nhạy cảm tạm thời sau khi điều trị. Thế nhưng, những tình trạng này thường là tạm thời và không gây tổn thương. Đối với những người có răng nhạy cảm hoặc men răng yếu, tẩy trắng răng cần được thực hiện dưới sự giám sát của nha sĩ. Điều này để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng nhạy cảm quá mức.
2.3 Tẩy trắng răng có hại gì không nếu thực hiện nhiều?
Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi nội soi tầm soát ung thư đại trực tràng
Tẩy trắng răng quá nhiều sẽ làm tăng độ nhạy cảm của răng
Tẩy trắng răng là phương pháp phổ biến để cải thiện vẻ đẹp hàm răng. Thế nhưng việc thực hiện quá nhiều lần có thể gây ra một số tác động tiêu cực cho sức khỏe của răng và nướu.
– Tăng độ nhạy cảm của răng: Việc sử dụng các sản phẩm tẩy trắng quá nhiều có thể làm tăng cảm giác nhạy cảm của răng. Đặc biệt là khi răng tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thậm chí cả khi ăn uống. Điều này có thể gây ra khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày.
– Men răng bị tổn thương: Việc sử dụng các chất tẩy trắng mạnh hoặc quá thường xuyên có thể gây tổn thương cho men răng. Điều này sẽ làm giảm độ bền của chúng và tăng nguy cơ bị xâm nhập của vi khuẩn. Từ đó, nướu và răng dễ gặp phải nhiều vấn đề.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật nâng xoang hở cấy ghép implant diễn ra đơn giản
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tẩy trắng răng nên được thực hiện tại những trung tâm uy tín, dưới sự giám sát của nha sĩ
– Kích ứng nướu: Một số người có thể dị ứng hoặc gặp phải kích ứng của nướu khi sử dụng các sản phẩm tẩy trắng quá nhiều, hoạt động mạnh.
Qua đây, chúng ta đã trả lời được vấn đề tẩy trắng răng có hại gì không. Và để đảm bảo chúng ta nên lựa chọn thực hiện tại các nha khoa uy tín. Đồng thời, việc thực hiện cần đúng quy trình, cách thức để đảm bảo an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.