Điều trị viêm chu vai thế nào cho hiệu quả?

Thông thường, viêm chu vai ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy giảm đáng kể khả năng lao động của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như cứng khớp, biến dạng khớp vai, viêm bao hoạt dịch khớp vai, rách cơ chóp xoay,…. Vậy điều trị viêm chu vai như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất và cần luu lưu ý những gì?

Bạn đang đọc: Điều trị viêm chu vai thế nào cho hiệu quả?

1. Khái niệm về bệnh viêm chu vai

Viêm chu vai còn được gọi là viêm chu vi khớp vai, viêm quanh khớp vai. Đây là tình trạng vùng khớp ở vai bị đau và hạn chế về khả năng vận động. Nguyên nhân gây bệnh thường là những tổn thương phần mềm như dây chằng, bao hoạt dịch, bao khớp… trừ những bệnh lý do tổn thương ở xương khớp vai, sụn.

Bệnh gồm 4 thể: viêm gân mạn tính xung quanh khớp vai, viêm khớp vi tinh thể, đông cứng khớp vai và đứt mũ gân cơ quay.

Điều trị viêm chu vai thế nào cho hiệu quả?

Viêm chu vai là tình trạng vùng khớp ở vai bị đau và hạn chế khả năng vận động vùng khớp vai, cần được điều trị sớm.

2. Nguyên nhân gây viêm chu vai ở người bệnh

Theo chuyên gia, nguyên nhân chính gây viêm chu vai là do tuổi tác. Thông thường, người trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người ở độ tuổi khác. Bên cạnh đó, bệnh xuất hiện có thể do con người làm việc nặng trong thời gian dài, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động dẫn tới chấn thương ở vùng vai, do tập thể thao sai tư thế, không khởi động kỹ trước khi tập… Thậm chí, những người thường xuyên sử dụng thuốc lá nhưng ngại vận động cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, còn có một số yếu tố khác gây viêm chu vai là:

– Viêm gân cơ chóp xoay và thoái hóa ở các mức độ khác nhau

– Viêm bao hoạt dịch ở dưới mỏm cùng vai

– Viêm túi hoạt dịch gân cơ nhị đầu ở cánh tay

– Viêm gân cơ nhị đầu cánh tay

– Viêm dính bao khớp cánh tay – ổ chảo (hay đông cứng khớp vai)

– Loạn dưỡng do phản xạ hệ thần kinh giao cảm

3. Nhận biết viêm chu vai qua dấu hiệu nào?

3.1. Nhận biết bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng

Viêm chu vai có 4 thể khác nhau nên triệu chứng của bệnh có sự khác biệt theo thể:

– Thể viêm gân mạn tính ở xung quanh khớp vai

Người bệnh có thể xuất hiện cơn đau tự nhiên và ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, cơn đau tăng lên khi người bệnh vận động ở vai và sờ ấn vào vai sẽ thấy đau nhói một vài điểm.

– Thể viêm khớp vi tinh thể

Biểu hiện của người viêm chu vai thể viêm khớp vi tinh thể là đột ngột có cơn đau quanh khớp vai. Cơn đau có thể lan xuống cánh tay hoặc lan lên cổ, phần khớp vai sưng to và sốt nhẹ. Lúc này người bệnh cần hạn chế vận động khớp vai và ép sát vai vào nách để bớt đau.

– Thể đông cứng khớp vai

Bệnh nhân thể này thường đau ít, nhưng khớp vai vận động khó khăn và khó thực hiện những động tác xoay hoặc dạng ngoài khớp vai.

– Thể đứt mũ gân cơ quay

Với thể đứt mũ gân cơ quay, người bệnh thường có triệu chứng như xuất hiện khối bầm tím trên da, không thể/khó nâng vai, cơn đau dữ dội ở khớp vai và trong lúc vận động khớp vai sai tư thế sẽ nghe tiếng kêu rắc rắc.

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị tổn thương thần kinh

Điều trị viêm chu vai thế nào cho hiệu quả?

Người bệnh viêm chu vai thường bị đau, khó vận động khớp vai.

3.2. Nhận biết bệnh thông qua chẩn đoán y khoa

Bệnh có thể được nhận biết chính xác khi người bệnh đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín. Khi đó, ngoài thăm khám triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI khớp vai, X-quang hai bên khớp vai, siêu âm phần khớp vai.

Kết quả của chẩn đoán hình ảnh sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra kết luận cũng như hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh. Cụ thể như sau:

– Chụp MRI: Thấy được hình ảnh đứt gân, tụ dịch khớp, đứt gân, phản ứng màng hoạt dịch…

– Siêu âm: Sẽ thấy được hình ảnh gân giảm âm so với bình thường, dày bao khớp, vôi hóa gân, tụ dịch bên dưới cơ delta…

– Chụp X-quang: Sẽ hiển thị hình ảnh canxi hóa khớp, canxi hóa gân, thoái hóa khớp, loãng xương…

Bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh chụp CT-scanner hoặc làm xét nghiệm máu nếu cần thiết

4. Những cách điều trị hiện nay

Tùy vào mức độ viêm chu vai, tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị viêm chu vai gồm:

4.1. Điều trị viêm chu vai bằng phương pháp nội khoa

Sau khi thăm khám và chẩn đoán toàn diện, các bác sĩ sẽ tiến hành kê thuốc cho người bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh này phải kể đến là:

– Thuốc giảm đau

Việc sử dụng thuốc giảm đau phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc thuốc được dùng theo bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

– Tiêm Corticoid

Với những người bị đau khớp vai đơn thuần sẽ được tiêm Corticoid tại chỗ. Vị trí tiêm ở bao thanh dịch dưới cơ delta, bao gân. Trường hợp bị đau trở lại, người bệnh sẽ tiêm mũi nhắc lại sau 3 – 6 tháng.

– Sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid

– Dùng huyết tương có hàm lượng tiểu cầu cao

Việc dùng loại máu có hàm lượng tiểu cầu cao nhằm mục đích kích thích sự hồi phục tự nhiên của cơ thể, hồi phục mô tế bào bị tổn thương và chấm dứt nhanh các cơn đau. Phương pháp dùng huyết tương giàu tiểu cầu được chỉ định trong trường hợp đứt một phần gân mũ cơ quay ở người bệnh dưới 60 tuổi.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể bổ sung thực phẩm chức năng có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Điều trị viêm chu vai thế nào cho hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Bệnh gout đau ở đâu?

Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp khi có dấu hiệu bệnh để được điều trị sớm.

4.2. Điều trị viêm chu vai bằng phương pháp ngoại khoa

Ở một số trường hợp, người bệnh sẽ thực hiện nội soi ổ khớp vai để lấy tinh thể canxi lắng đọng.

Ngoài ra, phẫu thuật nối gân đứt cũng là một phương pháp điều trị bệnh viêm chu vai. Phương pháp này thường được chỉ định với thể giả liệt khớp vai ở người trẻ tuổi bị đứt gân khớp vì chấn thương. Trường hợp đứt gân do thoái hóa ở người 60 tuổi trở lên, việc phẫu thuật phải được sự tư vấn, chỉ định kỹ càng của bác sĩ.

Sau khi được phẫu thuật, người bệnh phải được theo dõi tình trạng cơ thể và tái khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe.

4.3. Điều trị viêm chu vai bằng vật lý trị liệu

Việc điều trị bằng phương pháp vật lí trị liệu sẽ bao gồm xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… nhằm giảm đau tại chỗ. Nếu viêm không nóng, sưng, người bệnh có thể áp dụng phương pháp hồng ngoại, bó nến, sóng siêu âm, sóng ngắn.

Khi bệnh gây sưng và đau nhiều, người bệnh cần hạn chế vận động, nhất là ở khu vực gân bị tổn thương.

Qua bài chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng đã giúp người bệnh nắm rõ hơn các thông tin về viêm chu vai cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh. Khi xuất hiện triệu chứng, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *