Ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa hiện nay vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Phần lớn người bệnh ung thư được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, quá trình điều trị lâu dài phức tạp mà không đạt hiệu quả cao. Với tiền đề này, tầm soát ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh, giúp người bệnh có tiên lượng sống lâu hơn thậm chí có cơ hội chữa khỏi bệnh.
Bạn đang đọc: 3 Phương pháp tầm soát ung thư đường tiêu hóa
1. Tìm hiểu về bệnh lý ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa là căn bệnh phổ biến xảy ra khi có sự xuất hiện của u ác tính ở các cơ quan như thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng, tuyến tụy, gan, mật. Ung thư đường tiêu hóa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như di truyền, chế độ sinh hoạt và ăn uống. Ở giai đoạn đầu do không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh rất khó phát hiện, cho đến khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng cụ thể thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, có thể gây tử vong.
Ung thư đường tiêu hóa được chia thành 2 nhóm là ung thư đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày) và ung thư đường tiêu hóa dưới (ruột non, đại trực tràng, tuyến tụy, gan, mật). Các triệu chứng bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn ung thư, tuy nhiên một vài dấu hiệu thông thường dễ nhận biết về ung thư tiêu hóa gồm:
– Sút cân đột ngột: Trong 1 – 2 tháng trọng lượng cơ thể sụt giảm nhanh chóng từ 5-7kg dù vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường.
– Đau bụng: Bụng có biểu hiện đau âm ỉ, tần suất nhiều lần trong ngày hoặc đau quặn từng cơn.
– Suy nhược cơ thể, mệt mỏi: Tây chân nhấc lên khó khăn, nặng nề, người lừ đừ uể oải, triệu chứng rất phổ biến nhưng thường bị lơ là bỏ qua.
– Phân bất thường: Đi ngoài nhiều lần, tiêu chảy, táo bón, phân đen, kích thước lạ.
– Đầy hơi khó tiêu: Bụng phình to, cảm giác ì ạch, khó chịu dù đã ăn xong lâu.
– Đau tức thượng vị: Đau vùng từ rốn đến dưới xương ức.
– Nôn: Buồn nôn, nôn ói nhiều lần trong ngày.
– Ợ: Ợ chua, ợ nóng nhiều lần trong ngày, thường vào buổi sáng.
– Đau họng, nghẹn: Nuối đau, nuốt nghẹn, đau họng cảnh báo ung thư thực quản.
Sàng lọc ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh, giúp người bệnh có tiên lượng sống lâu hơn thậm chí có cơ hội chữa khỏi bệnh.
2. Các phương pháp tầm soát ung thư đường tiêu hóa phổ biến hiện nay
2.1. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa thông qua nội soi
Nội soi tiêu hóa là phương pháp hiệu quả nhất chẩn đoán chính xác các bệnh lý đường tiêu hóa. Với hệ thống xử lý hình ảnh có chức năng phóng đại và lọc bước sóng ánh sáng, kĩ thuật này giúp bác sĩ quan sát tình trạng niêm mạc rõ nét và phát hiện các tổn thương dù chỉ vài milimet trong ống tiêu hóa. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô và sinh thiết để tìm tế bào ung thư. Nội soi cũng là phương pháp duy nhất giúp vừa phát hiện, vừa lấy dị vật và cắt bỏ polyp cùng lúc.
Trong trường hợp sức khỏe bệnh nhân không thể đáp ứng nội soi toàn bộ ống tiêu hóa thì có thể thay bằng phương pháp soi đại tràng ảo bằng CT.
Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Hàn răng sâu có được lâu không?
Nội soi tiêu hóa là phương pháp hiệu quả nhất chẩn đoán chính xác các bệnh lý đường tiêu hóa.
2.2. Chụp X-quang cản quang
Chụp X-quang tiêu hóa kết hợp cản quang là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh và đánh giá cấu trúc giải phẫu của các cơ quan tiêu hóa được thực hiện để tìm ra nguyên nhân khi bệnh nhân đã có các triệu chứng lâm sàng.
Phương pháp này có thể phát hiện tổn thương trong ống tiêu hóa nhưng độ chính xác không bằng nội soi.
2.3. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa thông qua siêu âm
Siêu âm là kĩ thuật an toàn và dễ thực hiện, sử dụng sóng siêu âm qua đầu dò để kiểm tra các cơ quan tiêu hóa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên những hình ảnh thu được.
Phương pháp này thường được áp dụng cho các cơ quan tiêu hóa có cấu trúc đặc như thận, gan,… Do có sự cản trở sóng siêu âm nên các cấu trúc nội tạng rỗng như phổi, dạ dày, ruột non, ruột già,… rất khó để quan sát thông qua siêu âm. Do đó siêu âm đường tiêu hóa phải có một số điều kiện nhất định và nên kết hợp nội soi hoặc chụp CT để đưa ra kết luận chính xác.
3. Ai nên thực hiện sàng lọc ung thư đường tiêu hóa?
Khi được chẩn đoán ở giai đoạn có triệu chứng thì phần lớn bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa là tiên lượng xấu. Ung thư giai đoạn cuối không chỉ gây mệt mỏi cho cá nhân mà còn là gánh nặng kinh tế cho gia đình bởi điều trị giảm nhẹ và các phương pháp điều trị sinh học mới rất tốn kém.
Sàng lọc ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh, kịp thời điều trị giúp kéo dài thời gian sống thậm chí chữa khỏi hoàn toàn.
Độ tuổi được khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư dạ dày, thực quản, đại trực tràng dao động trong khoảng 40-50 tuổi. Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra người trẻ từ 30-35 tuổi cũng có xu hướng mắc bệnh. Do đó việc thực hiện tầm soát sớm là cực kì cần thiết, nhất là với những đối tượng dưới đây:
– Gia đình có thành viên từng mắc ung thư tiêu hóa.
– Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên dung nạp rượu bia, đồ ăn cay nóng, đồ đóng hộp, chiên rán,…
– Người có sẵn bệnh đường tiêu hóa hoặc polyp, vi khuẩn HP.
Bên cạnh đó nếu nhận thấy sự xuất hiện của những triệu chứng sau, bạn hãy đến ngay bệnh viện thăm khám:
– Chướng bụng.
– Thường xuyên đầy hơi.
– Ợ chua.
– Khó nuốt.
– Phân có máu.
– Táo bón hoặc tiêu chảy bất thường và kéo dài.
>>>>>Xem thêm: Những người không nên ăn bánh chưng
Hãy đi khám ngay nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Đối với ung thư nói chung và ung thư tiêu hóa nói riêng thì để có tiên lượng tốt, điều trị triệt để ở giai đoạn sớm là rất quan trọng. Theo đó, khám sàng lọc ung thư đường tiêu hóa là biện pháp khoa học và hiệu quả để phát hiện sớm bệnh và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất. Hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm về các gói tầm soát ung thư cũng như đặt lịch khám trực tiếp nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.