Gắp dị vật trong họng có đau không, trẻ em có thể thực hiện phương pháp này không, là những thắc mắc của rất nhiều cha mẹ cũng như những người bị mắc dị vật họng đang lo lắng. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Gắp dị vật trong họng có đau không? – Giải đáp lo lắng hóc dị vật
1. Tổng quan về dị vật họng
Dị vật họng, còn được gọi là dị vật đường ăn uống, là hiện tượng có dị vật xuất hiện ở trong khu vực họng hầu, thường do ăn uống gây nên. Dị vật họng cùng là một trong những vấn đề liên quan đến cấp cứu tai mũi họng phổ biến tại các cơ sở y tế.
Các vị trí mắc dị vật họng:
– Dị vật vùng họng miệng: Dị vật vùng họng miệng thường ở các vị trí: amidan khẩu cái, rãnh lưỡi, đáy lưỡi,… Phần lớn là những dị vật có kích thước nhỏ, hình dạng mảnh, sắc nhọn. Một số dị vật hay gặp vùng họng miệng là: xương cá, mảnh thủy tinh, vỏ tôm, kim, đầu tăm,…
– Dị vật vùng vòm họng: Thường do ho, sặc gây nên. Các dị vật thường gặp vùng vòm họng bao gồm: các loại xương, các loại hạt (cơm, ngô, ngũ cốc), thức ăn,…
– Dị vật vùng hạ họng: Dị vật mắc vào hạ họng, đáy xoang lê. Các dị vật thường thấy như: răng giả, cúc áo, viên bi, đồng xu, các đồ chơi nhỏ, xương,…
Tùy từng vị trí mà việc mắc dị vật có những biểu hiện khác nhau. Đồng thời, các bác sĩ cũng dựa trên cơ sở này để chỉ định việc điều trị.
- Hình ảnh chụp x-quang nhẫn mắc trong cổ họng một bé gái
1.1. Nguyên nhân gây dị vật họng
Dị vật họng có rất nhiều nguyên nhân hình thành:
– Hình dạng một số loại đồ ăn dễ gây hóc ở họng. Đơn giản như, khi ăn tôm, tép, vỏ của các loại động vật này rất dễ bám lại ở họng, gây khó chịu.
– Trẻ em chưa đủ răng hoặc người lớn ăn uống vội vàng khiến thức ăn không được nghiền đủ nhỏ. Khi đó, một vài thành phần trong miệng sau khi nuốt không trôi xuống thực quản mà bị mắc lại họng.
– Cười đùa, vừa ăn vừa nói,… khiến bị sặc, gây hóc dị vật trong họng.
– Người già răng yếu, sử dụng răng giả và vô tình nuốt răng giả.
– Vừa ăn vừa uống, khiến thức ăn chưa được nhai kỹ đã xuống thành họng.
– Vô tình mắc hóc khi ăn uống
1.2. Triệu chứng khi họng mắc dị vật
Khi bị dị vật trong họng, người lớn và trẻ em thường có biểu hiện khác nhau. Với người lớn, thông thường, họ sẽ dễ dàng nhận ra đang mắc dị vật họng:
– Cảm giác vướng ở vùng họng.
– Khó chịu, kèm theo khó khăn khi nuốt.
– Đau (với dị vật có tính sắc nhọn và với vị trí mắc dị vật mẫn cảm).
– Ho, khạc nhiều nhằm loại bỏ dị vật bị dính mắc ở họng.
Với trẻ em, các bé thường thể hiện sự khó chịu khi bị dị vật họng với các biểu hiện:
– Ho nhiều, thậm chí ho sặc sụa
– Khóc to, khóc bất thường khi đang ăn
– Tay muốn móc họng, thể hiện có đồ trong họng muốn lấy ra
– Nôn trớ.
Với các bé, cha mẹ nên chú ý để có thể nhìn nhận vấn đề của con, xác định sớm nguyên nhân và giải quyết sớm, tránh tình trạng dị vật để lâu có thể trở thành nguyên nhân của những biến chứng phức tạp.
Tìm hiểu thêm: Cách trị bệnh viêm xoang theo từng cấp độ bệnh
- Hóc dị vật trong cổ họng kèm theo tình trạng đau, khó chịu
2. Gắp dị vật trong họng có phải là thủ thuật bắt buộc?
Dị vật vùng họng có thể giải quyết rất nhanh và sớm. Một số trường hợp không cần tác động vẫn có thể khỏi sau khoảng thời gian ngắn – dài tùy ý. Tuy nhiên, một số khác, dị vật để lâu có thể gây viêm tấy, áp xe, tạo nên những biến chứng viêm nhiễm nghiêm trọng, lây lan các khu vực khác, nguy hiểm cho sức khỏe.
Thông thường, xử lý gắp dị vật trong họng là điều mà mọi người mong muốn, cũng là cách giải quyết các chuyên gia y tế khuyên dùng. Bởi, với việc gắp loại bỏ dị vật, các khó chịu trong sinh hoạt cũng như vấn đề nguy cơ về sức khỏe.
Lấy đơn cử như việc mắc miếng vỏ tôm nhỏ ở họng trên, không gây chảy máu. Trường hợp này, dị vật thường khá nhỏ và gần như không gây ra các nguy hại sức khỏe nào ngoài cảm giác khó chịu. Nếu không gắp dị vật này ra, thông thường, sau một vài ngày, dị vật có thể tự bong.
Trường hợp khác, dị vật là mảnh xương cá đâm vào hạ họng. Nếu không xử lý gấp, xương cá có thể đâm sâu vào thành họng, gây chảy máu, viêm nhiễm, áp xe. Một số trường hợp còn có thể gặp nguy hiểm về phổi, máu,… Những tình huống mắc dị vật họng này đều phải xử lý phẫu thuật để gắp dị vật, tránh biến chứng.
3. Gắp dị vật trong họng có đau không?
Gắp dị vật trong họng có đau không? – Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí của vật hóc, hình dạng, kích thước dị vật và tay nghề của người gắp dị vật. Thêm vào đó, với các trường hợp cần gắp dị vật, thì dù người già hay trẻ nhỏ cũng nên thực hiện thủ thuật này.
Quy trình gắp dị vật họng cơ bản gồm:
– Kiểm tra hình dạng, kích thước, vị trí dị vật.
– Nhận định gắp dị vật với các trường hợp:
+ Bệnh nhân yêu cầu bỏ dị vật
+ Dị vật không thể tự trôi
+ Dị vật có nguy cơ viêm nhiễm, nguy hiểm.
>>>>>Xem thêm: Thực hiện cắt amidan ở đâu tốt nhất Hà Nội?
- Thăm khám để kiểm tra hóc dị vật và điều trị đúng cách
– Tùy từng trường hợp để xác định cách thức gắp dị vật:
+ Gắp dị vật nhanh: Cần gây tê vùng họng bằng Lidocain 10%. Sau đó, sử dụng đèn pin, móc đầu tù, ống nội soi, kẹp phù hợp để gắp dị vật trong họng. Để không gây cảm giác đau cho người bệnh, khi gắp, cần rút đúng chiều đâm của dị vật. Đồng thời, tránh gây ảnh hưởng đến các vị trí khác.
+ Phẫu thuật gắp dị vật: Dị vật nằm sâu trong họng, gây viêm nhiễm, áp xe, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Khi đó, cần mở đường dẫn, tách bóc các lớp mô, xử lý viêm nhiễm, gắp dị vật và khâu đóng đường mở an toàn. Với phương pháp này, cần gây mê cho bệnh nhân. Đồng thời, lựa chọn đường mở để gắp dị vật hạn chế đau đớn, thương tổn. Hãy chọn các cơ sở Tai Mũi Họng uy tín, hiện đại để an tâm điều trị.
4. Đề phòng mắc dị vật họng
Dị vật họng là tình huống khá điển hình trong đời sống mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Thế nhưng, tác động và nguy hiểm của nó lại thất thường, khó xác định. Cách tốt nhất để tránh những lo lắng và mệt mỏi về hiện tượng này, hãy luôn cảnh giác để không còn lo sợ khi mắc dị vật họng. Hãy chú ý:
– Cẩn thận trong ăn uống. Không nên nhai vội vàng, uống trong khi ăn, nhai không kỹ,…
– Không cười đùa, nghịch ngợm khi ăn.
– Đồ ăn cho người già và trẻ em nên ở dạng đồ mềm, được lọc bỏ xương trước khi ăn.
– Tránh thói quen ngậm tăm, ngậm đồ trong miệng. Với trẻ nhỏ, không để các bé có thói quen đưa các vật nhỏ, đồ chơi,… lên miệng.
Với những cách này, hi vọng chúng ta không còn lo lắng gắp dị vật trong họng có đau không, cũng như có cho mình cách xử lý phù hợp khi gặp tình huống này. Nên nhớ, phòng tránh bao giờ cũng là cách điều trị hiệu quả, tiết kiệm nhất. Đồng thời, cần lựa chọn các cơ sở Tai Mũi Họng uy tín, tin cậy để điều trị gắp dị vật hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.