Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Tác dụng phụ là gì?

Chuyển dạ sinh thường khiến nhiều mẹ phải chịu cảm giác đau đớn như cùng lúc gãy 20 chiếc xương sườn. Vậy làm sao để mẹ giảm cảm giác đau khi sinh, đẻ thường giảm đau có nên không? Dùng giảm đau khi sinh thường có tác dụng phụ gì? TCI sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích trong bài viết này.

Bạn đang đọc: Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Tác dụng phụ là gì?

1. Tìm hiểu các phương pháp dùng thuốc giảm đau khi sinh thường

Giảm đau khi sinh thường bằng thuốc là phương pháp dùng thuốc tê can thiệp vào quá trình chuyển dạ sinh con của các thai phụ, giúp thai phụ giảm cảm giác đau trong quá trình sinh và có hành trình vượt cạn nhẹ nhàng hơn.

Các phương pháp dùng thuốc tê trong sinh thường giảm đau điển hình là gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống liều thấp, dùng thuốc gây tê âm đạo.

1.1. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trong sinh thường. Hơn thế đây còn là kỹ thuật giảm đau hiệu quả và phù hợp với cả mẹ sinh thường hoặc sinh mổ. Tùy vào việc mẹ được chỉ định sinh theo phương pháp nào, bác sĩ sẽ linh hoạt điều chỉnh loại thuốc giảm đau, liều lượng, cường độ phù hợp.

Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Tác dụng phụ là gì?

Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trong sinh thường

Với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng, thuốc tê sẽ được đưa vào khoang ngoài màng cứng vùng dưới thắt lưng qua một ống thông nhỏ. Thuốc tê sẽ có tác dụng sau tiêm thuốc từ 15 đến 20 phút.

Lợi ích của phương pháp này trong sinh thường là giúp mẹ không bị mất nhiều sức trong quá trình chuyển dạ, không làm ảnh hưởng đến sức dặn của mẹ, không ảnh hưởng gì đến chỉ định sản khoa.

1.2. Phương pháp gây tê tủy sống liều thấp

Gây tê tủy sống liều thấp được thực hiện khi cổ tử cung của mẹ mở gần trọn, mẹ đau bụng dữ dội mà không sinh được.

Thuốc tê sẽ được đưa vào khoang dưới nhện bằng một cây kim rất mảnh. Thuốc tê nhanh chóng phát huy tác dụng sau vài phút và có thể kéo dài đến 60 – 120 phút.

1.3. Phương pháp gây tê âm đạo

Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm tê vào các dây thần kinh gần âm đạo để làm tê liệt các dây thần kinh khiến bạn không còn cảm thấy đau đớn nhiều trong lúc sổ thai.

Phương pháp này chỉ có tác dụng gây tê tại vùng âm đạo, không có tác dụng giảm đau do các cơn co thắt ở tử cung lúc chuyển dạ.

Gây tê âm đạo thường được thực hiện để giúp mẹ giảm đau khi người mẹ không thể hoặc không muốn gây tê ngoài màng cứng. Hoặc cũng có thể thực hiện sau gây tê ngoài màng cứng nếu người mẹ vẫn còn cảm thấy đau nhiều ở vùng âm đạo.

2. Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Tác dụng phụ là gì?

2.1. Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không?

Tùy vào cơ địa của từng người mà cảm nhận về cơn đau đẻ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phần đa mẹ bầu đều cảm thấy vô cùng đau đớn, phải gào thét, khóc lóc để giải tỏa cơn đau, thậm chí là cơn đau dẫn đến kiệt sức và làm ảnh hưởng đến quá trình sinh thường của mẹ.

Tùy vào khả năng năng chịu đau của bản thân mà mẹ cân nhắc lựa chọn có nên dùng giảm đau hay không. Bên cạnh đó, các mẹ có vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, cao huyết áp, hen suyễn,… thường được bác sĩ chỉ định dùng giảm đau để phòng tránh những hậu quả xấu có thể gặp phải do cơn đau đẻ.

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm đi Singapore chữa bệnh

Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Tác dụng phụ là gì?

Tùy vào khả năng năng chịu đau của bản thân mà mẹ cân nhắc nên dùng giảm đau khi sinh thường không

Việc dùng giảm đau khi sinh thường giúp mẹ bầu nhận được những lợi ích như:

– Giảm cảm giác đau khi chuyển dạ, khi có cơn gò, khi sổ thai, khi rạch tầng sinh môn, khâu tầng sinh môn.

– Không bị mất sức nhiều do cơn đau mà có thể tập trung sức để rặn đẻ giúp đưa bé ra ngoài thuận lợi.

– Quá trình vượt cạn không mất quá nhiều sức. Sau sinh sức khỏe nhanh hồi phục trở lại.

– Bên cạnh đó, thuốc tê được đưa vào cơ thể mẹ trong sinh thường thường được sử dụng với liều lượng thấp nên mẹ không cần lo lắng ảnh hưởng đến em bé.

2.2. Tác dụng phụ của đẻ thường giảm đau là gì?

Đẻ thường có sử dụng giảm đau là phương pháp tuyệt vời giúp hành trình vượt cạn của mẹ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sau đẻ thường giảm đau mẹ có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như.

– Hai chân có cảm giác nặng và tê nhẹ

– Huyết áp giảm nhẹ thoáng qua khiến mẹ cảm thấy choáng váng, buồn nôn, ớn lạnh thoáng qua.

– Cảm giác đau lưng tại nơi tiêm

– Một số sản phụ bị nhức đầu khi ngồi dậy.

Những triệu chứng này thường không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tự biến mất nhanh chóng sau một thời gian nên mẹ không cần quá lo lắng hay điều trị gì.

3. Khi quyết định đẻ thường giảm đau mẹ cần làm gì?

Để cuộc “vượt cạn” của mẹ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ dưới đây là một số lưu ý cho mẹ có mong muốn sử dụng thuốc giảm đau khi sinh thường.

– Khi quyết định đẻ thường giảm đau mẹ cần lưu ý rằng, không phải ai cũng có thể sử dụng các biện pháp giảm đau khi sinh. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ có chỉ định giảm đau phù hợp. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ gây mê hồi sức và bác sĩ sản khoa trước khi thực hiện gây tê để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn do cơ thể mẹ không phù hợp.

Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Tác dụng phụ là gì?

>>>>>Xem thêm: Nên siêu âm ổ bụng ở đâu?

Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ gây mê hồi sức và bác sĩ sản khoa trước khi quyết định đẻ thường giảm đau

– Thực hiện giảm đau theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Do sử dụng thuốc giảm đau nên cảm giác mót rặn sẽ bị giảm, mẹ cần rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ và nữ hộ sinh để bé thuận lợi chào đời.

Trên đây là những thông hữu ích giúp giải đáp mẹ đẻ thường có nên dùng thuốc giảm đau không. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vấn đề giảm đau khi sinh này. Nếu như có câu hỏi về giảm đau khi sinh, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *