Chăm sóc vết thương ở bàn chân cho người bệnh tiểu đường

Vết thương ở bàn chân có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh tiểu đường loại 2. Đây là lý do vì sao cần bảo vệ bàn chân và điều trị các vết cắt, vết xước… ở bàn chân ngay lập tức.
Với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thì chỉ một vết xước hay vết cắt nhỏ đã có thể biến thành vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân là vì lượng đường trong máu quá cao, động mạch sẽ trở nên cứng và mạch máu bị thu hẹp. Điều này sẽ gây cản trở lưu lượng máu và giảm cung cấp oxy cũng như một số dưỡng chất cần thiết để vết thương mau lành.
Vết thương nhỏ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng từ vi khuẩn bám ở giày hoặc trong môi trường và nếu nguy cơ này xảy ra, lượng đường trong máu cao mạn tính có thể làm giảm chức năng của các tế bào miễn dịch chống lại nhiễm trùng.

Bạn đang đọc: Chăm sóc vết thương ở bàn chân cho người bệnh tiểu đường

Thêm vào đó nhễm trùng tại chỗ có thể lây lan sang các mô mềm khác hoặc xương và thâm chí là cả máu, dẫn tới nhiễm trùng huyết – một tình trạng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể gây đe dọa tính mạng.
Biến chứng thần kinh tiểu đường gây thiệt hại dây thần kinh ở chân hoặc bàn chân dẫn tới mất cảm giác, lại làm phức tạp thêm vấn đề. Bởi vì khi người bệnh tiểu đường bị mất cảm giác ở chân, khó khăn khi di chuyển, họ thường sẽ dồn hết trọng lực lên một số vị trí của bàn chân, có thể gây loét và chai sần da.
Tổn thương dây thần kinh cũng có thể ngăn chặn các tín hiệu cảm giác “đau”. Vì thế nhiều bệnh nhân có thể không cảm nhận được khi nào bàn chân có tổn thương hay kích cỡ giày quá bé gây cọ xát khó chịu.
Theo thống kê của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, khoảng 15% người bệnh tiểu đường sẽ phát sinh vết thương trong quá trình bệnh tiến triển. Tuy nhiên nếu có các biện pháp phòng ngừa và nhận được sự điều trị thích hợp, người bệnh có thể tránh khỏi nhiễm trùng nghiêm trọng.
Sau đây là một số biện pháp người bệnh tiểu đường cần lưu ý:
Mắc bệnh tiểu đường loại 2 không có nghĩa là chắc chăn sẽ phát triển vết thương ở chân nghiêm trọng. Thực hiện theo các bước sau đây sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương và chữa lành vết thương nhanh hơn.
Giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định: tuần hoàn kém, bệnh thần kinh tiểu đường và hệ miễn dịch yếu có thể được cải thiện nếu bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt.

Chăm sóc vết thương ở bàn chân cho người bệnh tiểu đường

Trước hết người bệnh cần giữ cho lượng đường trong máu ổn định để cải thiện tuần hoàn và hệ miễn dịch.

Không hút thuốc: đây là một yếu tố nguy cơ khiến máu lưu thông kém, làm tăng tính nhạy cảm của cơ thể với các vết thương và vết thương chậm lành.
Đi giày đúng kích cỡ: một trong những cách tốt nhất để tránh khỏi một chấn thương ở bàn chân là mang giày bảo vệ. Tránh mang giày quá mỏng, phẳng, hoặc cao, và sử dụng lót tùy chỉnh để giảm bớt áp lực. Nếu bị bệnh thần kinh tiểu đường, tốt nhất là không bao giờ đi chân trần, ngay cả khi ở trong nhà.
Giữ cho bàn chân sạch sẽ và cắt móng chân thường xuyên: rửa chân bằng xà bông và nước mỗi ngày và bôi kem dưỡng da cho toàn bộ chân để tránh nứt nẻ. Cắt móng chân sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng móng mọc ngược vào bên trong.
Kiểm tra chân hàng ngày: kiểm tra vùng da ở chân, bao gồm cả khu vực ở giữa các ngón chân. Nếu không thể nhìn thấy toàn bộ bàn chân, hãy sử dụng gương hoặc chụp ảnh bằng điện thoại di động, các vết thương hoặc vấn đề nghiêm trọng có thể xuất hiện chỉ sau 1 đêm. Do đó không trì hoãn việc thăm khám nếu phát hiện có vết thương ở chân.

Tìm hiểu thêm: Xử trí nhanh đột quỵ não tại nhà

Chăm sóc vết thương ở bàn chân cho người bệnh tiểu đường

>>>>>Xem thêm: Chứng trầm cảm biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi

Kiểm tra vùng da ở chân, bao gồm cả khu vực ở giữa các ngón chân để phát hiện sớm các tổn thương nếu có.

Tìm hiểu để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo: vết chai cứng thường là dấu hiệu đầu tiên  cho thấy người bệnh đang tì nén vào một khu vực nhất định của bàn chân quá nhiều. Vết chai cứng này có thể dẫn tới viêm loét, vì thế nếu vết chai ở chân trở nên đỏ hoặc đau đớn, nhanh chóng thông báo cho bác sĩ. Vết cắt, máu, đau, tiết dịch có mùi hôi, sưng, da chuyển màu đen hoặc xanh cũng là những dấu hiệu mà người bệnh cần lưu ý. Ngoài ra nếu không thể đi được vì đau, đó là biểu hiện cho thấy vết thương đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Xử lý vết thương ngay lập tức nếu có: nếu phát hiện có vết thương ở chân, hãy làm sạch bằng xà bông dịu nhẹ và nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh và che lại bằng một miếng gạc. Lặp lại quá trình này 2 lần/ngày và giữ cho vết thương không tiếp xúc với nước khi tắm. Nếu vết thương sưng, có mủ hoặc chảy dịch, có mùi hôi, cần kiểm tra ngay. Thông thường, những vết thương trên bề mặt lành trong vòng 5-7 ngày, nhưng nếu không, hãy đến gặp bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *