Tìm hiểu tất tần tật về viêm âm đạo teo ở nữ giới

Viêm âm đạo teo là tình trạng mà âm đạo mỏng đi và dễ gây ra viêm âm đạo gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Nguyên nhân chính gây ra teo âm đạo là do sự suy giảm estrogen vậy biểu hiện của teo âm đạo là gì, có những biện pháp điều trị nào sẽ được Thu Cúc TCI đề cập trong bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu tất tần tật về viêm âm đạo teo ở nữ giới

1. Định nghĩa viêm âm đạo teo

1.1 Viêm âm đạo teo là gì?

Viêm âm đạo teo còn gọi là teo âm đạo hay một thuật ngữ chính xác hơn cho teo âm đạo và các triệu chứng kèm theo là “hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh (GSM). Đây là tình trạng thành âm đạo mỏng đi, khô và bị viêm do hàm lượng estrogen trong cơ thể nữ giới ở mức thấp, nó thường xảy ra nhất là sau khi mãn kinh.

Tìm hiểu tất tần tật về viêm âm đạo teo ở nữ giới

Viêm âm đạo teo thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Theo một số thống kê, có từ 10 -40% phụ nữ đã trải qua các triệu chứng teo âm đạo sau khi mãn kinh, nhưng chỉ có 20 -25% trong số người số đó có triệu chứng cần được điều trị.

1.2 Các nguy cơ gây viêm âm đạo teo

Một số yếu tố gây nguy gây cơ teo âm đạo có thể kể đến dưới đây:

– Sử dụng thuốc lá: điều này ảnh hưởng tới tuần hoàn máu, làm âm đạo cũng như các mô khác không nhận đủ oxy. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm giảm những tác động của estrogen tự nhiên lên cơ thể nữ giới. Những phụ nữ hút thuốc thường bị mãn kinh sớm hơn phụ nữ bình thường

– Không sinh con qua ngã âm đạo: một số nghiên cứu thấy rằng, những phụ nữ sinh con không qua âm đạo có khả năng bị teo âm đạo nhiều hơn phụ nữ sinh thường.

– Không sinh hoạt tình dục: thủ dâm hay quan hệ tình dục đều đặn giúp tăng lưu thông máu và các mô âm đạo đàn hồi tốt hơn nhiều

2. Nguyên nhân và triệu chứng của viêm âm đạo teo

2.1 Nguyên nhân teo âm đạo

Sự sụt giảm nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ có thể xảy ra khi:

– Khi nữ giới bước vào thời kì mãn kinh

– Khi nữ giới trong thời kì tiền mãn kinh

– Sau khi phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng (đây là tình trạng mãn kinh do phẫu thuật)

– Sau khi thực hiện xạ trị vùng chậu cho bệnh ung thư

– Sau khi thực hiện hóa trị bệnh ung thư

– Tác dụng phụ của hormone điều trị bệnh ung thư vú ở nữ giới

Tìm hiểu thêm: Vì sao bị ung thư dạ dày?

Tìm hiểu tất tần tật về viêm âm đạo teo ở nữ giới

Viêm teo âm đạo xảy ra do sụt giảm estrogen khiến mô âm đạo mỏng hơn, khô hơn, ít co giãn, yếu hơn.

Những triệu chứng của bệnh teo âm đạo có thể bắt đầu làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong những năm đầu thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Dù nó khá phổ biến, nhưng không phải tất cả phụ nữ mãn kinh đều mắc phải. Nữ giới nên duy trì mô âm đạo khỏe mạnh bằng việc quan hệ tình dục thường xuyên, thậm chí là thủ dâm.

2.2 Triệu chứng teo âm đạo

Các triệu chứng phổ biến của teo âm đạo chị em có thể dễ dàng nhận ra như:

– Khô, rát âm đạo

– Âm đạo xuất hiện bỏng rát

– Dịch tiết từ âm đạo

– Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục

– Tiểu tiện thấy bỏng rát

– Tính cấp thiết khi đi tiểu tiện

– Thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiểu

– Tiểu tiện không tự chủ

– Xuất hiện chảy máu nhẹ sau khi quan hệ

– Cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi quan hệ

– Dịch bôi trơn âm đạo giảm

– Ống âm đạo ngắn lại và bị thắt chặt lại

3. Chẩn đoán và điều trị teo âm đạo ở nữ giới

3.1 Chẩn đoán teo âm đạo ở nữ giới

Trước khi làm các xét nghiệm để chẩn đoán teo âm đạo, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và tìm hiểu về tiền sử bệnh, có sử dụng các chất kích ứng tại chỗ như xà phòng, nước hoa khiến nặng thêm các triệu chứng bệnh hay không? Sau đó sẽ thực hiện một hoặc hơn một những kiểm tra dưới đây

– Độ pH hoặc axit trong âm đạo: Độ pH trong âm đạo bệnh nhân là >= 4,6 giúp bác sĩ xác định viêm âm đạo bị teo. Âm đạo bình thường sẽ có độ pH là

– Sàng lọc nhiễm trùng, làm xét nghiệm tiểu đường (đặc biệt là trong các trường hợp chảy dịch hoặc chảy máu).

– Sinh thiết là cần thiết nếu chẩn đoán không rõ ràng hoặc bác sĩ nghi ngờ chị em bị bệnh ác tính thì có thể yêu cầu sinh thiết để loại trừ ung thư.

– Khám âm đạo

3.2 Các biện pháp điều trị teo âm đạo ở nữ giới

Các phương pháp điều trị tại chỗ có thể có tác dụng với bệnh nhân teo âm đạo

– Đối với các trường hợp bị nhẹ thì sử dụng chất bôi trơn âm đạo (dạng hòa tan trong nước) sẽ giúp quan hệ dễ dàng hơn.

– Không nên sử dụng dầu bôi trơn, dầu khoáng hoặc các loại dầu khác không phù hợp. Nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể làm hỏng bao cao su hoặc màng ngăn bảo vệ.

– Liệu pháp thay thế hormone (HRT) như thuốc, gel, miếng dán hoặc cấy ghép cũng có thể cung cấp estrogen toàn thân. Sử dụng cách này sẽ có hiệu quả, nhưng cũng bao gồm các tác dụng phụ. Chị em nên thảo luận những rủi ro lâu dài của liệu pháp này với bác sĩ chuyên khoa.

– Sử dụng viên đặt âm đạo, kem, nhẫn và vòng có thể được đặt bên trong để cung cấp estrogen cho vùng âm đạo nữ giới.

– Thường xuyên vận động, tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông máu và tăng tuần hoàn máu ở bộ phận sinh dục. Cải thiện bằng ăn uống nhờ các Estrogen thực vật, hạt lanh, dầu cá và cohosh đen có thể giúp giảm viêm âm đạo teo.

Tìm hiểu tất tần tật về viêm âm đạo teo ở nữ giới

>>>>>Xem thêm: Chi phí dán sứ veneer và những thông tin bên lề

Khám phụ khoa tại Thu Cúc TCI, giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa.

Viêm teo âm đạo là một trong rất nhiều bệnh lý phụ khoa chị em trong độ tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh có thể gặp phải. Vì vậy, nếu muốn bảo vệ sức khỏe bản thân, chị em cần phải chú ý thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để có thể phát hiện sớm bệnh lý nếu có và có phương pháp điều trị kịp thời. Chị em nên lựa chọn những địa chỉ khám uy tín, tin cậy như Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được thăm khám, điều trị các bệnh phụ khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống cơ sở vật chất máy móc hiện đại giúp phát hiện theo dõi bệnh lý một cách sát sao, hiệu quả nhất. Tất cả những thông tin về bệnh phụ khoa nói chung hay teo âm đạo nói riêng chị em có thể liên hệ trực tiếp với Thu Cúc TCI để đội ngũ chuyên viên tư vấn nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *