Sinh mổ là một phẫu thuật lớn để giúp thai nhi chào đời bởi vậy trước khi phẫu thuật diễn ra mẹ cần tuân thủ các quy định về y tế để đảm bảo an toàn, trong đó có quy định về chế độ ăn uống. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp mẹ giải đáp chế độ ăn uống trước sinh mổ như thế nào, mổ đẻ có phải nhịn ăn không. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp cho mẹ bầu: Mổ đẻ có cần phải nhịn ăn không?
1. Tìm hiểu về phẫu thuật sinh mổ
Sinh mổ là phẫu thuật lớn giúp đưa thai nhi, rau, màng ối ra ngoài qua một vết rạch ở thành tử cung. Hầu hết trong các trường hợp sinh mổ, sản phụ hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình và có thể cảm nhận được, nghe được tiếng của thai nhi.
Sinh mổ là phẫu thuật giúp đưa thai nhi, rau, màng ối ra ngoài qua một vết rạch ở thành tử cung
Phẫu thuật sinh mổ được chia thành hai hình thức là sinh mổ chủ động và sinh mổ cấp cứu.
– Với sinh mổ chủ động thai phụ thường được khám và chỉ định sinh mổ trước khi quá trình chuyển dạ diễn ra. Mẹ được lên lịch mổ với thời gian, ngày giờ cụ thể với sự nhất trí của mẹ và bác sĩ.
– Với sinh mổ cấp cứu được chỉ định khẩn cấp khi thai phụ đã có dấu hiệu chuyển dạ nhưng vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ bị đình trệ, xuất hiện các biến chứng bất ngờ suy thai, rau bong non,…
2. Mổ đẻ có cần nhịn ăn hay không?
Để quá trình sinh mổ diễn ra thuận lợi và an toàn, trước và trong sinh mổ mẹ cần chú ý và tuân thủ những quy định về chế độ sinh hoạt, trong đó có lưu ý về ăn uống. Có rất nhiều thai phụ không biết mổ đẻ có phải nhịn ăn không? Chế độ nhịn ăn như thế nào là tốt nhất cho cuộc sinh mổ.
Tìm hiểu thêm: Khám nipt có cần thiết không? Mẹ bầu nên biết
Mổ đẻ có phải nhịn ăn không là thắc mắc chung của nhiều thai phụ
Để trả lời cho câu hỏi mổ đẻ có cần nhịn ăn hay không, các bác sĩ chuyên khoa cho biết. Việc không nhịn ăn đúng trước khi phẫu thuật diễn ra, sự hiện diện của thức ăn trong dạ dày có thể dẫn đến trào ngược dạ dày do tác dụng phản ứng của thuốc gây tê, thuốc gây mê và gây ra biến chứng nguy hiểm: tím tái, phù phổi, co thắt phế quản, tụt huyết áp, suy tim, nhiễm trùng, thậm chí là gây đột tử hoặc tử vong muộn do biến chứng của phổi.
Vì vậy nếu như thai phụ mổ đẻ chủ động, đã được lập kế hoạch trước về ngày và giờ của ca sinh mổ. Nhân viên y tế sẽ thông báo với thai phụ thời gian nhịn ăn cụ thể, thai phụ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi đúng thời gian. Thông thường thì mẹ sẽ được nhắc không nên ăn uống trước giờ mổ tối thiểu 6-8 giờ.
– Nếu như thai phụ được chỉ định mổ vào buổi sáng thì không nên ăn sáng, thời gian ăn bữa tối cũng cần đảm bảo cách giờ mổ từ 6 đến 8 giờ.
– Nếu như thai phụ được chỉ định mổ vào buổi trưa hoặc chiều thì nên cân nhắc thời gian dài, ngắn để quyết định có ăn sáng hay không để không gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật.
Trong trường hợp mổ đẻ cấp cứu, tính khẩn cấp sẽ được ưu tiên để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi. Các bác sĩ sẽ đặt ống thông dạ dày cho sản phụ trong khi mổ để tránh trào ngược và gây ra những biến chứng không mong muốn.
Phẫu thuật sinh mổ nên được thực hiện tại bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo an toàn và được xử trí kịp thời trong trường hợp biến chứng bất ngờ xảy ra.
3. Lưu ý về chế độ ăn uống trước khi mổ đẻ
Nếu như ca mổ đẻ của bạn đã được lên kế hoạch với thời gian và ngày giờ cụ thể. Để chuẩn bị cho ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi và an toàn, bên cạnh yêu cầu nhịn ăn trước phẫu thuật, bạn hãy lưu ý đến một số điều sau:
– Những ngày trước sinh mổ bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất đạm như thịt gà, thịt lợn, hải sản, đậu phụ, sản phẩm nhà họ đậu,… những thực phẩm này chính là nguồn protein dồi dào, là nguồn dự trữ dinh dưỡng thiết yếu của quá trình lành vết mổ sau phẫu thuật.
– Uống nhiều nước mỗi ngày, nhờ đó những cơn đau nhức hậu phẫu thuật sẽ được thuyên giảm khá nhiều.
– Đối với bữa ăn trước phẫu thuật, bạn chỉ nên bổ sung những đồ ăn nhẹ nhàng như súp hoặc salad bởi một bữa tối nhiều đồ ăn sẽ khiến cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa hoàn toàn và thức ăn chưa tiêu hóa hết có thể làm ảnh hưởng đến phẫu thuật.
4. Những lưu ý khác cho mẹ chuẩn bị sinh mổ
Sinh mổ là một phẫu thuật lớn nên cần sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ cả phía bác sĩ và thai phụ. Dưới đây là những lưu ý cho mẹ bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất.
– Khi sinh mổ mẹ có thể phải lưu viện lâu hơn sinh thường, vì thế mẹ cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân như quần áo, tã, bỉm nhiều hơn một chút.
>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?
Khi sinh mổ mẹ cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân cho mẹ và bé nhiều một chút
– Giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress vì điều đó sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến cuộc sinh của bạn.
– Hiểu rõ về sinh mổ, cách chăm sóc sức khỏe sau sinh mổ để sức khỏe sau mổ nhanh chóng phục hồi hơn.
– Nhiễm trùng sau sinh là một biến chứng rất nguy hiểm, bởi vậy để hạn chế trước khi sinh mổ mẹ nên chủ động vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đang tồn tại trên da.
– Tuyệt đối tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong sinh mổ.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ giải đáp trước sinh mổ có phải nhịn ăn sáng không. Hy vọng rằng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc và hiểu hơn về những việc cần làm để cuộc sinh mổ diễn ra an toàn, thuận lợi, mẹ tròn con vuông.
Hiện tại Hệ Thống Y tế Thu Cúc TCI có dịch vụ thai sản trọn gói với đầy đủ các gói sinh thường, sinh mổ từ tuần thai thứ 8 đến gói chuyển dạ. Mẹ bầu cùng gia đình quan tâm hay có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến thai sản có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI. Với đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa đầu ngành dày dặn kinh nghiệm, Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ mẹ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.