Bị hóc xương cá – Xử lý sao cho đúng cách?

Bị hóc xương cá kéo theo cảm giác khó chịu, đồng thời, ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vậy, làm thế nào khi gặp tình trạng bị hóc xương cá? Hãy cùng tìm hiểu và trang bị cho mình phương án phù hợp để giải quyết tình trạng hóc dị vật này ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Bị hóc xương cá – Xử lý sao cho đúng cách?

1. Bị hóc xương cá có thể nguy hiểm như thế nào?

1.1. Hóc xương cá nhận biết dễ, đề phòng khó

Hóc xương cá là tình huống hóc dị vật khá quen thuộc trong đời sống thường nhật. Nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng rất phổ biến. Trong đó, vấn đề nhai nuốt vội vàng, không cẩn trọng khi ăn uống là nguyên nhân chủ yếu khiến người lớn hay trẻ nhỏ đều dễ gặp tình huống này. Bạn cũng nên chú ý đến thói quen vừa ăn, vừa uống nếu không muốn bị hóc xương cá. Bên cạnh đó, một số trường hợp đặc biệt rất dễ bị hóc hoặc mắc nghẹn. Đó là những đối tượng có chu vi hầu họng, thực quản hẹp. Khi đó, không chỉ xương cá, mà việc ăn uống thông thường cũng là khó khăn và thử thách tránh hóc với họ.

Nếu bị xương cá vướng ở cổ họng thông thường sẽ có cảm giác khó chịu, nghẹn ứ. Hóc xương cá còn kèm theo cảm giác đau đớn bởi việc đâm trực tiếp của thanh xương vào hệ thống niêm mạc. Với trẻ em chưa biết nói, cha mẹ cần chú ý nếu trẻ có hiện tượng khóc bất thường sau ăn cá, không chịu ăn tiếp, có hành vi đưa tay lên ngực hoặc miệng như muốn móc đồ ăn ra, hay ho ra máu bất thường. Tùy vị trí hóc và tính chất, mà hóc xương cá có thể gây nguy hiểm hoặc vô hại với từng đối tượng.

Bị hóc xương cá – Xử lý sao cho đúng cách?

Hóc xương cá là tình trạng phổ biến, do xương cá chưa được nghiền nát, trong quá trình vận chuyển xuống dạ dày bị vướng tại một vị trí nào đó

1.2. Những nguy cơ khi bị hóc xương cá

Hóc xương cá có thể vô hại, gây cảm giác mắc nghẹn và thoáng chốc qua đi. Đó là khi khúc xương gây hóc nhỏ, không đâm chặt vào hệ thống niêm mạc trong quá trình xuống dạ dày. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp hóc xương cá gây nguy hiểm:
– Xương cá đâm sâu vào họng, gây áp xe. Khối áp xe lớn dần có thể gây khó thở, tắc nghẽn khí quản, ngạt thở.
– Xương cá đâm vào ống thực quản không được xử lý, có thể đâm sâu hơn và gây nguy hiểm cho động mạch chủ.
– Xương cá gây hóc ở các vị trí khác như dạ dày, ruột non, ruột thừa, ruột già,… đều có nguy cơ làm thủng các vị trí này và kéo theo nhiều nguy hại.
Ngày nay, với sự phát triển của đời sống và khoa học công nghệ, vấn đề hóc xương đã giảm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà hiện tượng này đã hoàn toàn được kiểm soát. Chúng ta nên trang bị cho mình phương pháp xử lý để luôn có cách an toàn khi gặp tình huống không may.

2. Phương pháp xử lý khi bị hóc xương cá

2.1. Xử lý an toàn, đúng cách khi bị hóc xương cá

Phản ứng sau khi nhận biết bị hóc có thể giúp loại bỏ tình trạng này. Bạn cũng nên xác định vấn đề hóc này là hiện tượng giả hóc hay hóc thực sự. Hoặc, liệu bị hóc có phải do xương cá gây ra không. Khi gặp tình trạng hóc xương cá, để đảm bảo an toàn, hãy thực hiện như sau:
– Dùng đèn pin mini với độ sáng ổn định. Sau đó, chiếu đèn pin vào khoang miệng và họng. Hãy kiểm tra xem có thể nhìn thấy xương cá và vị trí xương cá đâm hóc không.
– Nếu có thể nhìn thấy xương cá, hãy sử dụng kẹp y tế để kẹp khúc cá ra ngoài. Chú ý rằng, cần mở rộng khoang miệng người bị hóc xương cá ra đủ lớn để thực hiện thao tác này. Đồng thời, đảm bảo an toàn, không gây đâm chọc hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Tìm hiểu thêm: Cắt amidan bao nhiêu tiền? hiệu quả ngay lần điều trị

Bị hóc xương cá – Xử lý sao cho đúng cách?

Nên kiểm tra trước để xác định vị trí của xương cá bị hóc để có cách ứng phó phù hợp

– Nếu không thấy vị trí xương cá đâm ngang, hãy chờ một chút và uống nước. Nếu có thể uống nước bình thường, thì việc hóc xương cá trên có thể là hiện tượng hóc giả. Cũng có thể xương cá đã thoát khỏi vị trí mắc kẹt. Cách kiểm tra này cũng áp dụng sau khi gắp xương ra khỏi cổ để xác định còn vị trí hóc xương cá nào khác không.
– Trường hợp đã thử các bước trên, nhưng tình trạng nghẹn, đau, khó chịu vì bị xương cá gây hóc vẫn còn, thì bạn nên đến các cơ sở Tai Mũi Họng uy tín để được thăm khám và giải quyết kịp thời.
Với trẻ nhỏ nghi ngờ bị hóc, bạn cũng áp dụng tương tự. Nhưng cần cẩn trọng khi thao tác với các bé. Bởi trẻ nhạy cảm và khó thực hiện các thao tác xử lý hóc hơn người lớn rất nhiều.

2.2. Những điều cần tránh khi trị hóc xương cá

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân không biết ứng phó với việc bị hóc xương cá như thế nào, dẫn đến xử lý sai cách, khiến xương cá đâm đến các vị trí nguy hiểm. Hãy tránh những điều dưới đây để tránh các điều sau:
– Ho, khạc
Việc ho mạnh hay cố gắng khạc để xương cá mắc kẹt đi ra theo đường miệng sẽ vô ích nếu dị vật kẹt quá sâu. Thêm nữa, khi xương cá bị mắc kẹt, ho càng khiến bạn bị đau hơn.

Bị hóc xương cá – Xử lý sao cho đúng cách?

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm xoang sàng cấp?

Việc cố ho khi bị hóc xương cá có thể khiến người bị hóc đau hơn

– Dùng tay móc
Hãy cẩn trọng. Bởi có thể, xương cá không những được lấy ra, thì niêm mạc họng của bạn đã bị tổn thương nhiều hơn, hoặc khiến xương cá bị đâm sâu hơn.
– Cố ăn cơm, chuối, khoai,…
Cố đẩy xương cá mắc nghẹn xuống bằng cách ăn các món như cơm, chuối,… thì sao? Đây là mẹo nhiều người thường hay nghĩ đến. Với nhiều người, cách này may mắn giúp họ loại bỏ xương cá xuống. Tuy nhiên, với các thực quản hẹp, hoặc xương cá đâm sâu thì những cách này tiềm ẩn rủi ro. Nó có thể khiến tình trạng càng nặng và khó kiểm soát hơn.
Lời khuyên cho bạn: Khị bị hóc xương cá, hãy bình tĩnh kiểm tra. Đặc biệt, cần tránh tình trạng cố móc xương ra hoặc đẩy xương xuống theo đường nuốt. Nếu không thể tự giải quyết, hãy đến các cơ sở y khoa uy tín để được hỗ trợ. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chuyên nghiệp để xác định tình hình. Việc lấy khúc xương cá bị mắc do bác sĩ thực hiện cũng an toàn và chuyên nghiệp hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *