Nữ giới đừng bỏ qua việc làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung là một trong những việc mà chị em phụ nữ được khuyến cáo thực hiện, đặc biệt là người ở độ tuổi sinh sản. Vậy hoạt động này đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc chăm sóc sức khỏe nữ giới. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Bạn đang đọc: Nữ giới đừng bỏ qua việc làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

1. Vai trò của việc làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những mối đe dọa lớn với sức khỏe của chị em, nhất là nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này do virus HPV, trong đó các type 16 và 18 là loại gây bệnh chủ yếu.

Mặc dù không phải tất cả trường hợp nhiễm virus HPV đều sẽ bị bệnh ung thư cổ tử cung song bất cứ chị em nào cũng có nguy cơ gặp phải căn bệnh này. Đặc biệt, trong một số trường hợp, nguy cơ này sẽ trở nên cao hơn. Chẳng hạn như đối với phụ nữ hút thuốc lá, mắc bệnh liên quan tới tử cung, bị suy giảm miễn dịch, quan hệ với nhiều đối tượng, sinh nhiều con hoặc sinh con khi còn tuổi vị thành niên,… sẽ có khả năng đối diện với căn bệnh này cao hơn.

Ung thư cổ tử cung có tính chất diễn tiến phức tạp và âm thầm trong một thời gian dài, thậm chí lên tới cả chục năm. Vì vây, nếu bạn không chủ động kiểm tra và phòng ngừa thì hầu hết trường hợp phát hiện bệnh khi đã ở các giai đoạn sau. Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh khó đạt hiệu quả cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư cổ tử cung là một trong số 4 căn bệnh liên quan đến ung thư phổ biến nhất đối với chị em phụ nữ trên toàn cầu. Cụ thể, mỗi năm có đến hơn 500.000 ca mắc mới với tỷ lệ tử vong cao (khoảng 250.000, tức là chiếm gần 50%).

Mặc dù vậy, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của y học cùng các công nghệ tiên tiến, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị kịp thời sẽ giúp tăng khả năng điều trị thành công bệnh. Nếu việc điều trị được tiến hành khi tế bào ung thư mới xuất hiện thì cơ hội sống của bệnh nhân từ 5 năm trở chiếm tới khoảng 90%. Khi được phát hiện sớm hơn, tỷ lệ này thậm chí còn có thể lên tới 96%. Điều này chính là nguyên nhân giúp lý giải việc vì sao nữ giới cần thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ, trong đó có xét nghiệm.

Nữ giới đừng bỏ qua việc làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là hoạt động cần thiết với nữ giới

2. Lúc nào nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Theo khuyến cáo, tất cả chị em khi ở trong độ tuổi sinh sản nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ. Ngoài ra, với một số đối tượng cụ thể thì việc thực hiện càng trở nên quan trọng và cần thiết:

– Khi nữ giới đang không trong chu kỳ kinh nguyệt mà âm đạo vẫn có hiện tượng bị chảy máu hoặc chu kỳ đột ngột kéo dài bất thường.

– Khí hư tại vùng âm đạo đột nhiên đổi màu và mùi.

– Dù không phải quan hệ lần đầu nhưng vẫn bị ra máu sau khi quan hệ.

– Đau tức vùng bụng dưới mà không rõ nguyên nhân.

– Mệt mỏi, sụt cân nhiều, đột ngột mà không phải do ăn kiêng.

Đây là một số dấu hiệu mang tính chất cảnh báo nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung nên rất cần được thăm khám ngay.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư phổi bị tràn dịch

Nữ giới đừng bỏ qua việc làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Chị em khi ở trong độ tuổi sinh sản nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung

3. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường bao gồm những phương pháp nào?

Thông thường, khi nhắc tới xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung thì có các phương pháp phổ biến đó chính là xét nghiệm Pap Smear, Thin – prep và xét nghiệm HPV.

3.1. Làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap Smear

Có thể nói, đây là loại xét nghiệm xuất hiện sớm và vô cùng quen thuộc, mang tính phổ biến rất cao. Tên đầy đủ của nó là xét nghiệm Pap smear hay phết tế bào cổ tử cung nhằm tìm ra các tế bào biến đổi bất thường tại cổ tử cung.

Quá trình thực hiện xét nghiệm này khá đơn giản, với việc người bệnh được hướng dẫn nằm và dang rộng chân và đầu gối hơi cong. Với dụng cụ là mỏ vịt, bác sĩ sẽ tiến hành mở âm đạo để nhìn rõ vùng cổ tử cung, xong đó sử dụng dụng cụ lấy mẫu (có thể là que gỗ spatula hoặc chổi lấy mẫu) để lấy tế bào cổ tử cung.

Tế bào sau khi lấy sẽ được mang đi phân tích. Nếu kết quả cho thấy có sự bất thường, bệnh nhân có thể sẽ cần thực hiện thêm các chẩn đoán và phương pháp chuyên sâu khác để khẳng định hoặc đưa ra phương hướng theo dõi, xử lý. Đây là loại xét nghiệm được khuyến cáo dành cho nữ giới ở độ tuổi trên 21, tần suất thực hiện khoảng 2-3 năm/lần nếu sức khỏe bình thường và 1 năm/lần với người dương tính virus HPV.

3.2. Làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Thin – prep

Ngoài ra, bên cạnh Pap smear thì có một phương pháp khác cải tiến hơn đó chính là Thin – prep. Xét nghiệm này có cách thức và mục đích thực hiện tương tự Pap smear. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất đó là mẫu tế bào đã thu thập sẽ được cho vào một loại dung dịch có tác dụng định hình. Điều này giúp cho tế bào này được giữ và bảo quản tốt hơn và mang lại độ chính xác cao cho việc thực hiện xét nghiệm.

3.3. Phương pháp xét nghiệm HPV

Đây là loại xét nghiệm rất tiên tiến bởi nó cho phép phát hiện ra DNA của virus HPV một cách hiệu quả. Xét nghiệm HPV được thực hiện cùng với xét nghiệm PAP để giúp cho kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả hơn. Cách thức thực hiện phương pháp xét nghiệm HPV cũng tương tự như với xét nghiệm Thin-prep.

Nữ giới đừng bỏ qua việc làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung

>>>>>Xem thêm: Tác dụng phụ hóa trị ung thư – khắc phục thế nào?

Căn cứ vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những tư vấn phương pháp xét nghiệm phù hợp

Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ được đông đảo người dân lựa chọn khi có nhu cầu đi thăm khám. Tại đây, quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với khách hàng. Đồng thời, Thu Cúc TCI sở hữu hệ thống gói khám đa dạng, bao gồm gói tầm soát ung thư cổ tử cung cùng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp phát hiện bệnh lý một cách nhanh chóng, chính xác . Vì vậy, người dân hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn Thu Cúc TCI để thực hiện tầm soát sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Hãy chú ý thực hiện thăm khám định kỳ để kịp thời nhận diện sớm mầm bệnh và điều trị ngay từ sớm nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *