Tìm hiểu về acid folic có nguy hiểm không

Acid folic là gì? Acid folic có tác dụng như thế nào với sức khỏe? Thiếu acid folic có nguy hiểm không? Acid folic có nhiều trong những thực phẩm nào? Cùng tìm hiểu về acid folic qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về acid folic có nguy hiểm không

Acid folic là gì?

Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9) là vitamin thuộc nhóm B có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể, ảnh hưởng lên sự tổng hợp DNA – yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường.
Acid folic là các tinh thể màu vàng da cam, ít tan trong nước và không tan trong dung môi hữu cơ, dễ bị phá hủy dưới ánh sáng và nhiệt độ.

Tìm hiểu về acid folic có nguy hiểm không

Acid folic (hay còn gọi là vitamin B9) là vitamin thuộc nhóm B có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể

Acid folic có tác dụng như thế nào với sức khỏe?

Acid folic tham gia cấu tạo porphyrin và tạo máu, tổng hợp một số acid amin, acid nucleic, các gốc purin, pirimidin, tham gia vào quá trình oxy hóa, có liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với vitamin B12. Do vậy acid folic góp phần quan trọng đối với trẻ đang cần tăng trưởng, quá trình sinh sản tế bào và phát triển của bào thai. Đặc biệt acid folic còn có tác dụng giảm 50 % nguy cơ dị tật ống thần kinh (là một cấu trúc ở phôi thai, sẽ phát triển thành não và tủy sống sau này). Acid folic có ở các tế bào trong cơ thể.

Thiếu acid folic có nguy hiểm không?

Khi thiếu acid folic sẽ gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12. Phụ nữ mang thai bị thiếu acid folic sẽ gây bất thường ở ống tủy sống của thai nhi…

Tìm hiểu thêm: Bệnh viện có chuyên khoa phụ sản uy tín, chất lượng gần đây

Tìm hiểu về acid folic có nguy hiểm không

Phụ nữ mang thai bị thiếu acid folic sẽ gây bất thường ở ống tủy sống của thai nhi…

+ Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở trẻ em, có biểu hiện: giảm bạch cầu, tiểu cầu,…
+ Tiêu chảy do thiếu acid folic và đạm động vật, bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới : Bệnh gây thiếu máu và rối lọan hấp thu mỡ. Có bỉểu hiện: viêm lưỡi, viêm miệng, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, thiếu dịch vị, tiêu chảy phân mỡ…
+ Dị tật ống thần kinh: thai nhi sẽ thiếu một phần não, chẻ đôi đốt sống, nứt đốt sống, có khi thai vô sọ dẫn đến tình trạng chết trước hay ngay sau khi sinh.
+ Khẩu phần ăn phụ nữ mang thai thiếu acid folic: thiếu máu hồng cầu to, bong nhau thai.

Nhu cầu acid folic

Nhu cầu trung bình 3mcg/kg trọng lượng cơ thể đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180-200mcg/ngày. Nhu cầu tăng lên trong khi mang thai cần 400mcg/ngày để đáp ứng: Sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic (ADN). Acid Ribo Nucleic (ARN), và protein; Hình thành nhau thai; Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu tăng; Tăng trưởng của bào thai; và do tăng thải folate qua nước tiểu trong khi mang thai.

Acid folic có nhiều trong những thực phẩm nào?

Chế độ ăn có các thực phẩm giàu folat: Gan động vật (bò, gà, lợn), Rau có lá màu xanh thẫm, hoa lơ xanh…
Bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1-3 tháng, và uống acid folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, acid folic: 400cmg.
Chọn lựa các thực phẩm có bổ sung acid folic: Nên lựa chọn các thực phẩm dùng cho phụ nữ dự định mang thai, mang thai và cho con bú có tăng cường acid folic để đảm bảo cung cấp đủ 400cmg/ngày, kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác để sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh.

Tìm hiểu về acid folic có nguy hiểm không

>>>>>Xem thêm: Xuất huyết não có chữa được không?

Acid folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm

Phòng ngừa thiếu acid folic

+ Chăm sóc thai sản và chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cho con bú. Phu nữ mang thai sử dụng đủ chất đạm, rau xanh, trái cây, sữa có bổ sung các dưỡng chất, acid folic… ngừa thiếu máu, dị tật ống thần kinh thai nhi.
+ Khẩu phần ăn cho trẻ đủ các chất dinh dưỡng, cân đối và hợp lý. Trong khẩu phần ăn luôn đủ rau xanh và trái cây để cung cấp các vitamin C, nhóm B và acid folic, sữa có bổ sung các dưỡng chất, acid folic, ngừa thiếu máu…
+ Theo dõi sức khỏe thường xuyên mỗi tháng cho trẻ dưới 2 tuổi và mỗi 3 tháng cho trẻ trên 2 tuổi. Sử dụng và thực hiện chấm biểu đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao cho trẻ nhỏ mỗi tháng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *