Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ trở nên nhạy cảm và suy yếu hơn trước, việc này sẽ tạo điều kiện để các loại vi khuẩn rình rập tấn công, trong đó có vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn rất phổ biến. Vậy bà bầu nhiễm HP liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai nhi hay không?

Bạn đang đọc: Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Những điều cần biết khi phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn HP

1.1 Tìm hiểu về vi khuẩn HP

HP là tên rút gọn của một loại vi khuẩn có hình dáng xoắn, có tên khoa học là Helicobacter Pylori. Đây là một loại vi khuẩn ký sinh sống dưới lớp niêm mạc dạ dày. Theo thống kê tại Việt Nam cho thấy có đến 70% dân số mắc vi khuẩn này, trong đó có cả những đối tượng là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không phải ai bị nhiễm khuẩn HP cũng ảnh hưởng tới sức khỏe mà chỉ khi nào môi trường trong dạ dày thuận lợi để vi khuẩn phát triển mới dẫn tới các bệnh lý như trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,….

Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vi khuẩn HP cũng là loại vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường axit dạ dày

Đối với phụ nữ mang thai, việc bị nhiễm HP trong thai kỳ có mối liên quan mật thiết đến một số triệu chứng nguy hiểm như thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, tiểu cầu giảm, tiền sản giật, nguy cơ dị tật thai nhi…Không những thế, bà bầu nhiễm khuẩn HP sẽ khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng hơn như nôn mửa, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị, trào ngược dạ dày,….

1.2 Nguyên nhân bà bầu nhiễm vi khuẩn HP

Theo ý kiến của các chuyên gia thì việc bà bầu nhiễm khuẩn HP là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu như không cẩn trọng trong quá trình sinh hoạt. Một khi đã xâm nhập vào cơ thể thù chúng có khả năng sinh sôi, phát triển và lây lan rất nhanh chóng. Con đường lây nhiễm chính của khuẩn HP chủ yếu qua đường phân, miệng và dạ dày.

Vi khuẩn HP có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu qua các con đường sau:

– Mẹ từng sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc ăn uống chung với người đã từng nhiễm HP từ trước đó.

– Nguồn nước sinh hoạt thiếu vệ sinh, không đảm bảo cũng khiến HP có cơ hội xâm nhập.

– Mẹ sống trong môi trường ô nhiễm không trong lành

– Ngoài ra có thể mẹ đã nhiễm khuẩn HP từ trước đó, nhưng lúc này vi khuẩn chưa phát triển mạnh để tạo thành bệnh lý. Cho tới khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ kém đi, vi khuẩn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn và gây ra các bệnh về đau dạ dày.

2. Các triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu nhiễm HP

HP là loại vi khuẩn gây ra rất nhiều ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là các bệnh viêm dạ dày mãn tính, gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai có cũng có biểu hiện bệnh rõ ràng mà cần thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm kháng thể máu, nội soi dạ dày, sinh thiết, test hơi thở…mới có thể đưa ra kết luận chính xác có nhiễm HP hay không.

Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vi khuẩn HP có thể gây ra những triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu

Còn đối với phụ nữ mang thai, nhiễm trùng HP sẽ thường xuất hiện các triệu chứng sau:

– Khó tiêu, đầy bụng: Sau khi khuẩn HP làm rối loạn các chức năng của dạ dày, mẹ sẽ gặp những cảm giác như khó tiêu, chướng bụng, nhất là sau các bữa ăn, triệu chứng này sẽ biểu hiện rõ rệt hơn.

– Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi nhiều: Đây là những dấu hiệu thường xuất hiện ở bệnh trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Chúng sẽ khiến cho lượng axit dạ dày tăng lên dẫn đến nguy cơ viêm niêm mạc dạ dày.

– Buồn nôn, nôn mửa: Phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu hầu hết đều gặp phải tình trạng nôn nghén. Tuy nhiên, nếu nhiễm HP thì tình trạng nôn mửa có thể nặng nề và gây mệt mỏi hơn gấp nhiều lần. Dạ dày và đường ruột của mẹ sẽ bị tăng áp lực từ việc nhiễm khuẩn.

– Miệng có mùi hôi: Khuẩn HP thường cư trú trong khoang miệng, lưỡi, răng hoặc trong đường tiêu hóa. Sau khi vi khuẩn bị phân hủy sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.

Trên đây đều là những triệu chứng thông thường khi bị nhiễm HP, tuy nhiên nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đáng nghi khác thì mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán, cũng như điều trị đúng phác đồ và kịp thời. Mẹ nên lưu ý thêm một số các dấu hiệu bất thường sau:

– Đại tiện ra màu đen hoặc có lẫn máu

– Cân nặng giảm sút, suy nhược cơ thể do nôn nhiều

– Đau tức bụng dữ dội

– Âm đạo/vùng kín bị xuất huyết

3. Nhiễm HP trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

3.1 HP có lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ được không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì thai nhi sẽ không bị nhiễm khuẩn HP trong quá trình mẹ mang thai. HP chỉ lây truyền qua những tiếp xúc có liên quan đến đường tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén điều cần lưu ý

Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Vi khuẩn HP không bị lây truyền qua thai nhi, hay nói cách khác thai nhi hoàn toàn an toàn nếu mẹ bầu bị nhiễm khuẩn HP

Tuy nhiên, sau khi em bé chào đời thì nguy cơ lây nhiễm loại vi khuẩn này từ người mẹ hoặc người thân xung quanh là rất lớn. Các hành động đối với trẻ như thơm môi, mặt trẻ, mớm thức ăn,.. hoặc môi trường sống của trẻ kém vệ sinh có thể tạo điều kiện để khuẩn HP xâm nhập và tấn công cơ thể trẻ.

3.2 Mẹ bầu bị nhiễm HP có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Vi khuẩn HP chỉ tồn tại và phát triển được trong môi trường tiêu hóa, và tập trung chính ở dạ dày chứ không thể tấn công vào bào thai và tử cung. Chính vì thế, HP sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên, khi HP tấn công cơ thể người mẹ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu, từ đó gián tiếp tác động đến em bé trong bụng. Không phải trường hợp nào nhiễm HP cũng có biểu hiện bệnh lý rõ ràng, trên thực tế chỉ có khoảng 20% trong số những người nhiễm khuẩn HP bị đau dạ dày. Vì thế, vẫn có một số mẹ dù nhiễm HP nhưng suốt thai kỳ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Ngược lại, trong trường hợp HP phát triển mạnh mẽ và biểu hiện thành bệnh, mẹ bầu sẽ có những triệu chứng suy giảm chức năng tiêu hóa như: ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị, đầy bụng, buồn nôn và nôn, viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày,… Lúc này cơ thể mẹ sẽ suy nhược, chán ăn, kém hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới thiếu chất để nuôi thai nhi. Điều này có thể khiến cho em bé trong bụng bị chậm phát triển, trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, những triệu chứng khó chịu khi bị đau dạ dày có thể gây ra căng thẳng, đau đớn, stress cho mẹ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

4. Mẹ cần làm gì khi bị nhiễm vi khuẩn HP trong thai kỳ?

Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể phụ nữ đặc biệt nhạy cảm, bên cạnh đó mọi chất dù là thực phẩm hay thuốc đều có thể truyền sang thai nhi thông qua dây rốn. Vì vậy việc điều trị khuẩn HP khi đang mang thai cần cẩn trọng hơn và nên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ bầu nhiễm vi khuẩn HP có ảnh hưởng đến thai nhi không?

>>>>>Xem thêm: Ung thư phổi giai đoạn đầu có dễ phát hiện không?

Mẹ nên lắng nghe và xin lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa khi bị nhiễm khuẩn HP trong thai kỳ

Khi mang thai, thông thường các bác sĩ sẽ không kê thuốc điều trị HP cho mẹ bầu vì muốn đảm bảo an toàn cho thai nhi. Đối với trường hợp này, các bác sĩ thường đưa ra những lưu ý nhằm giúp mẹ giảm thiểu những triệu chứng khó chịu do bệnh dạ dày gây ra như sau:

– Mẹ không nên để bụng đói mà nên thiết lập các bữa ăn vào khung giờ cố định, và không nên ăn quá no.

– Mẹ nên chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ trong ngày để hạn chế tình trạng trào ngược hoặc ợ chua.

– Không nên dung nạp các đồ ăn cay nóng, đồ uống có gas, cồn hay chất kích thích. Mẹ nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm có khả năng làm giảm tiết dịch vị dạ dày như trứng, sữa, cá, bắp cải, uống nhiều nước…Toàn bộ thức ăn đều phải được nấu chín, nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

– Tránh thức khuya và đi ngủ đúng giờ để dạ dày có thời gian được nghỉ ngơi.

– Tránh xa căng thẳng, stress, mỗi ngày mẹ nên dành ra khoảng 30 phút để vận động hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để tinh thần khỏe khoắn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải tỏa phần nào nỗi lo lắng khi mẹ bầu bị nhiễm vi khuẩn HP trong thai kỳ. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp, mẹ hãy liên hệ tới Thu Cúc TCI để được đặt lịch thăm khám và tư vấn trực tiếp!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *