Thông tin cần biết về bệnh viêm dính khớp cột sống

Viêm dính khớp cột sống là bệnh có khả năng di truyền, khó điều trị. Người bệnh bị mất khả năng cử động của cột sống và có nguy cơ cao tàn phế nếu không được can thiệp kịp thời. 

Bạn đang đọc: Thông tin cần biết về bệnh viêm dính khớp cột sống

1. Bệnh viêm cột sống dính khớp là gì?

Bệnh viêm cột sống dính khớp là vấn đề viêm nhiễm mạn tính, ảnh hưởng đến các khớp cột sống và mô mềm xung quanh. Tình trạng viêm thường bắt đầu ở khớp cột sống thắt lưng và có thể lan rộng lên các khớp khác, gây đau nhức, dẫn đến giảm khả năng cử động và di chuyển linh hoạt của người bệnh.

Đây là một bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở nam giới. Theo ước tính, có tới 1 – 1,4% dân số mắc bệnh này. Trong đó, tỷ lệ bệnh ở đàn ông cao gấp khoảng 3 lần so với phụ nữ. Viêm cột sống dính khớp thường phát triển chậm. Thời điểm bệnh khởi phát có thể từ sau độ tuổi thiếu niên nhưng rất khó phát hiện. Nếu người bệnh không được điều trị sớm, sau thời gian dài có khả năng gây dính cứng khớp và đốt sống, làm tăng nguy cơ tàn phế.

Thông tin cần biết về bệnh viêm dính khớp cột sống

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm nhiễm mạn tính, gây đau chủ yếu tại vùng cột sống và lưng

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm dính khớp cột sống

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân chính gây viêm cột sống dính khớp. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền và miễn dịch đóng vai trò quan trọng khiến bệnh hình thành và tiến triển nặng. Nếu trong gia đình có người thân bị bệnh này, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn. Ngoài ra, việc hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với vi khuẩn trong cơ thể cũng có thể dẫn đến viêm cột sống.

Bên cạnh đó, một số tác nhân có thể góp phần vào làm tăng nguy cơ bị bệnh, gồm có:

– Giới tính: Như đã nói ở trên, nam giới là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh hơn so với nữ. Ở đàn ông, các triệu chứng cũng có xu hướng nặng nề hơn.

– Tuổi: Bệnh thường được phát hiện khi ở độ tuổi 20 – 30.

– Mắc các bệnh lý khác: Những người có tiền sử bị viêm loét đại tràng, vẩy nến, bệnh Crohn có khả năng cao bị viêm cột sống dính khớp hơn người khác.

3. Các phương pháp chẩn đoán

3.1. Nhận biết qua triệu chứng

Viêm cột sống dính khớp thường không có biểu hiện rõ ràng và tiến triển một cách chậm rãi. Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh là đau cứng vùng hông hoặc lưng dưới. Biểu hiện này đặc biệt dễ nhận thấy vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc sau một thời gian dài không hoạt động. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện những dấu hiệu đi kèm như đau cổ, mệt mỏi, suy giảm giấc ngủ, dễ bị tỉnh dậy vào khoảng nửa đêm, sốt nhẹ, giảm cân.

Tình trạng đau thường được cải thiện khi tập luyện nhưng lại dữ dội hơn lúc nghỉ ngơi. So với những cơn đau lưng cơ học thông thường, triệu chứng bệnh viêm cột sống dính khớp có những đặc điểm khác như:

– Đau hông và lưng âm ỉ và tăng dần theo thời gian.

– Triệu chứng thường kéo dài ít nhất khoảng 3 tháng.

– Vùng khớp cột sống có thể trở nên sưng, đỏ.

Các biểu hiện này dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Tuy nhiên, bệnh không tiến triển liên tục mà thành các đợt đan xen. Bệnh nhân sẽ có các khoảng thời gian ổn định, không có triệu chứng. Vì vậy, nhiều người thường chủ quan không đi thăm khám bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Chụp x quang đầu bao nhiêu tiền

Thông tin cần biết về bệnh viêm dính khớp cột sống

Triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh là đau cứng vùng hông hoặc lưng dưới, ảnh hưởng đến tư thế đứng

3.2. Thăm khám lâm sàng

Việc thăm khám lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa giúp xác định rõ ràng hơn tình trạng bệnh. Thông qua việc kiểm tra phạm vi chuyển động của cột sống, chuyên gia sẽ đánh giá mức độ đau và sự hạn chế chức năng ở từng người.

3.3. Chẩn đoán viêm dính khớp cột sống qua hình ảnh

Hình ảnh siêu âm, chụp chiếu đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. X-quang cột sống có thể cho thấy sự viêm, tổn thương và biến dạng của các khớp cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này khó có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI nếu nghi ngờ bệnh ở giai đoạn đầu để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cấu trúc mềm xung quanh các khớp cột sống, giúp phát hiện viêm, sưng và tổn thương mô mềm.

Thông tin cần biết về bệnh viêm dính khớp cột sống

>>>>>Xem thêm: Bài tập đau thần kinh tọa hằng ngày giúp giãn cơ

X-quang cột sống có thể cho thấy sự viêm, tổn thương và biến dạng của các khớp cột sống

3.4. Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán viêm dính khớp cột sống

Để hỗ trợ quá trình chẩn đoán, chuyên gia thường thu thập mẫu máu của bệnh nhân để thực hiện các xét nghiệm như:

– Xét nghiệm kiểm tra kháng thể HLA-B27: HLA-B27 là một kháng thể phổ biến gắn liền với bệnh viêm cột sống dính khớp. Xét nghiệm có thể giúp xác định sự tồn tại của kháng thể này trong huyết thanh. Tuy nhiên, không phải tất cả người mắc bệnh này đều có kháng thể HLA-B27.

– Xét nghiệm CRP: Xét nghiệm máu thường được sử dụng để nhận biết các chỉ số viêm như hồng cầu c-reactive (CRP) và tốc độ lắng đọng (ESR). Các chỉ số này có thể tăng cao trong trường hợp viêm khớp.

– Thử nghiệm chức năng gan: Bệnh có khả năng ảnh hưởng và làm tổn thương gan. Xét nghiệm chức năng gan, bao gồm đo các chỉ số enzyme gan (AST, ALT) và bilirubin, có thể giúp chuyên gia phát hiện các dấu hiệu viêm gan.

– Thử nghiệm chức năng thận: Bao gồm đo hàm lượng creatinine và hệ số lọc glomerulus (GFR), giúp đánh giá mức độ tổn thương thận do viêm cột sống dính khớp.

Các xét nghiệm máu này không chỉ hỗ trợ trong việc chẩn đoán mà còn có thể đánh giá mức độ và theo dõi tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác thì bác sĩ thường sử dụng kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác nhau.

4. Điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp có khó không?

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp trị khỏi cho bệnh nhân viêm dính khớp cột sống. Việc điều trị bệnh phức tạp và kéo dài theo thời gian. Hầu hết các phương pháp điều trị đều có mục đích kiểm soát triệu chứng, làm giảm viêm và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau (như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật), phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ triệu chứng của bệnh nhân.

Dù dùng bất kỳ phương pháp nào thì bệnh nhân đều cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngừng điều trị hoặc thay đổi cách thức thực hiện. Hành động này không chỉ làm giảm hiệu quả của quá trình trị bệnh mà còn có thể gây nguy hại tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *