Sàng lọc ung thư phổi nhờ phương pháp chụp cắt lớp vi tính

Trong những kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý tại phổi, thì chụp cắt lớp được đánh giá cao về độ chính xác và quy trình thực hiện nhanh chóng. Thông qua kết quả thu được giúp các bác sĩ có những chẩn đoán chính xác nhất về các tổn thương hoặc bệnh lý tại phổi.

Bạn đang đọc: Sàng lọc ung thư phổi nhờ phương pháp chụp cắt lớp vi tính

1. Tìm hiểu về kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính

1.1. Chụp cắt lớp vi tính là gì?

Chụp cắt lớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh lát cắt ngang các vị trí trong cơ thể.

Kỹ thuật này có thể chụp được gần như tất cả các bộ phận của cơ thể như sọ não, đầu, vai, phổi, lồng ngực… Chụp CT có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm tra khối u, nhiễm trùng, cục máu đông và tình trạng xuất huyết trong cơ thể.

Sàng lọc ung thư phổi nhờ phương pháp chụp cắt lớp vi tính

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X và máy tính để tạo ra hình ảnh lát cắt ngang các vị trí trong cơ thể

1.2. Một số điểm nổi bật và hạn chế của chụp cắt lớp

So với kỹ thuật chụp X-quang thì chụp cắt lớp có một số điểm nổi bật hơn như:

– Một phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, không xâm lấn không gây khó chịu cho người bệnh.

– Cung cấp hình ảnh chi tiết, rõ ràng, chính xác, không có tình trạng chồng chéo giữa các hình.

– Độ phân giải chụp mô mềm cao hơn so với chụp X-quang.

– Thời gian chụp nhanh chóng, thao tác đơn giản, dễ thực hiện. Phù hợp đối với những trường hợp y tế khẩn cấp.

– Được áp dụng với những người bệnh cấy ghép kim loại trong cơ thể (thường  chống chỉ định trong chụp MRI) như dùng máy tạo nhịp tim, đặt van tim bằng kim loại, máy trợ thính cố định, cơ dị vật trong cơ thể…

Có thể thấy rằng kỹ thuật giúp cho việc chẩn đoán bệnh được nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế như:

– Người thực hiện kỹ thuật này phải phơi nhiễm với lượng bức xạ tia X nhất định. Có nguy cơ tiềm ẩn nhiễm xạ và ảnh hưởng tới sức khỏe nếu thực hiện thường xuyên.

– Độ phân giải thấp hơn so với chụp MRI, đặc biệt đối với những trường hợp kích thước tổn thương nhỏ.

– Khó để phát hiện và phân biệt giữa các cơ quan và tổn thương có cùng độ đậm.

2. Vai trò của chụp CT trong phát hiện ung thư phổi

Ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 chỉ đứng sau ung thư gan. Hơn 80% các trường hợp mắc ung thư phổi phát hiện ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi thành công. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp mắc ung thư phổi chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Với phương pháp chụp CT này có thể phát hiện sớm những bất thường về cấu trúc phổi và một số bất thường khác dẫn tới triệu chứng bệnh. Qua đó giúp bác sĩ chẩn đoán những bệnh lý như ung thư phổi, u phổi, viêm phổi, dị tật phổi, lao phổi…

Phương pháp này có thể nhận biết được các hạch bạch huyết hoặc những dấu hiệu của tế bào ung thư lây lan từ phổi.

Đồng thời, kết quả chụp cắt lớp tại phổi còn là cơ sở để có phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh và theo dõi hiệu quả và sự đáp ứng của cơ thể với việc điều trị.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về hóa trị ung thư gan

Sàng lọc ung thư phổi nhờ phương pháp chụp cắt lớp vi tính

Cơ sở để có phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh và theo dõi hiệu quả và sự đáp ứng của cơ thể với việc điều trị

3. Quy trình và đối tượng được chỉ định thực hiện chụp CT

3.1. Quy trình thực hiện chụp cắt lớp vi tính tại phổi

Trước khi chụp

– Cung cấp cho bác sĩ đầy đủ các thông tin về: Tiền sử dị ứng thuốc, đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, mắc bệnh thận và một số bệnh lý khác như hen suyễn, tuyến giáp, tăng huyết áp hay tim mạch.

– Cần thay trang phục y tế chuyên dụng, tháo trang sức và phụ kiện để tránh cản trở khi thực hiện chụp.

Trong khi chụp

– Cần làm theo hướng dẫn của kỹ thuật viên và nằm giữ yên cơ thể trong quá trình máy chạy. Các chuyển động của cơ thể sẽ làm mờ và giảm chất lượng của hình ảnh.

– Với một số trường hợp sẽ cần sử dụng thêm thuốc cản quang để tăng chất lượng hình ảnh. Khi tiêm thuốc, có thể cảm thấy nóng, có vị kim loại trong việc hoặc cảm thấy cần đi tiểu. Tuy nhiên phản ứng này sẽ biến mất ngay sau đó.

Sau khi chụp

Khi quá trình chụp hoàn tất, bạn có thể trở lại hoạt động bình thường và chờ để nhận kết quả.

3.2. Đối tượng thường được chỉ định thực hiện chụp cắt lớp

Kỹ thuật này rất hữu ích trong quá trình chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh, nhưng không phải ai cũng cần phải thực hiện phương pháp này. Một số đối tượng thường được chỉ định để thực hiện như:

– Gia đình có tiền sử từng mắc ung thư phổi.

– Tiền sử bản thân đã từng mắc một số bệnh lý liên quan tới phổi.

– Thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường độc hại, bị phơi nhiễm phóng xạ.

– Người thường xuyên hút thuốc lá liên tục trên 10 năm hoặc những người trên 50 tuổi vẫn thường xuyên sử dụng thuốc lá.

– Nghi ngờ tổn thương do bị chấn thương vùng ngực.

– Xuất hiện những bất thường như khó thở, ho ra máu mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn những đối tượng sau nên tránh chụp CT:

– Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ và trẻ nhỏ bởi nhóm này khá nhạy cảm với tia X, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.

– Người bị dị ứng với chất cản quang: Có thể xảy ra tình trạng nổi mẩn ngứa, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới tính mạng.

Sàng lọc ung thư phổi nhờ phương pháp chụp cắt lớp vi tính

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến nước bọt

Nếu có nghi ngờ tổn thương do bị chấn thương vùng ngực sẽ được chỉ định chụp CT

Phương pháp này đã và đang trở nên phổ biến trong tầm soát ung thư phổi và một số bệnh lý nguy hiểm khác. Khi cần thực hiện chụp cắt lớp bạn nên lựa chọn một địa chỉ uy tín để đảm bảo kết quả chính xác.

Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám được người dân ưu tiên lựa chọn để kiểm tra và sàng lọc các bệnh lý nguy hiểm. Sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi với nhiều năm kinh nghiệm, có những tư vấn phù hợp với tình trạng của từng người bệnh. Trang thiết bị y tế và hệ thống máy móc công nghệ hiện đại được áp dụng vào quá trình kiểm tra phát hiện chính xác các bất thường trong cơ thể người bệnh. Hãy chủ động thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ cơ thể và tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng tới sức khỏe nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *