Răng khôn thường xuất hiện ở giai đoạn sau 17 tuổi và gây ra nhiều rắc rối, cần nhổ bỏ. Nhổ răng khôn là quá trình hầu như ai cũng phải trải qua. Vậy câu hỏi được đặt ra là nhổ răng khôn có nguy hiểm không, có nguy cơ biến chứng không?
1. Vai trò của răng khôn
Bạn đang đọc: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không và 8 nguy cơ biến chứng
Răng khôn có thể gây ra những tác động xấu, cần được nhổ bỏ
Răng khôn hay răng số 8 chính là răng mọc ở trong cùng của hai hàm. Những chiếc răng này không chỉ không đóng vai trò gì nổi bật mà còn có thể gây nhiều tác động xấu:
– Răng sâu: Vì răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên khó thực hiện vệ sinh. Từ đó, vi khuẩn sẽ sản sinh, tích tụ lại gây sâu răng.
– Viêm nướu: Răng khôn thường rơi vào tình trạng bị mọc xiên, mọc lệch. Điều này gây nên sự tích tụ thức ăn dẫn tới vùng lợi xung quanh bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm lợi này có nhiều triệu chứng như sưng đau, sốt, miệng hôi, … Thậm chí, người bệnh có thể bị cứng hàm, khó mở to miệng.
– Viêm nha chu: Một số trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng lại bất thường về hình dáng sẽ làm thức ăn mắc lại. Thức ăn tồn đọng lâu ngày làm sâu răng rồi dẫn tới viêm nha chu.
– Tổn hại tới xương và hàm: Khi răng khôn bị mọc lệch sẽ đâm sang răng bên cạnh. Điều này sẽ khiến cho răng bị đâm chịu chèn ép, lâu dần tiêu hủy, lung lay.
Do đó, để phòng ngừa những tình trạng trên, răng khôn thường được chỉ định nhổ bỏ.
2. Quá trình thực hiện nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Quy trình tầm soát ung thư đại tràng như thế nào hiệu quả?
Quá trình nhổ răng khôn có thể có những rủi ro, biến chứng
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không là vần đề được rất nhiều người đặt ra. Trên thực tế, đây là một phẫu thuật nha khoa phổ biến nhưng cũng khá phức tạp. Nguyên nhân là do răng khôn mọc lên thường có hình dáng hoặc xu hướng mọc lệch hay thậm chí là mọc ngang, mọc ngầm. Điều này khiến việc bác sĩ tiến hành nhổ răng khôn trở nên khó khăn hơn. Nếu bác sĩ không đảm bảo về chuyên môn, kinh nghiệm sẽ dễ xảy ra biến chứng như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng dây thần kinh, nhổ sót, … Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, chúng ta nên lựa chọn nhổ răng khôn tại những nha khoa uy tín với phương pháp thực hiện công nghệ cao.
3. 8 Nguy cơ biến chứng có thể gặp sau khi nhổ răng khôn
Sau đây là 8 nguy cơ biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn:
3.1 Nhiễm trùng
Đây là một trong những biến chứng phổ biến sau khi nhổ răng khôn. Nếu quá trình nhổ không được thực hiện trong điều kiện vô trùng hoặc sau khi nhổ không tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng.
3.2 Chảy máu nhiều
Chảy máu sau quá trình nhổ răng khôn là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều, mãi không ngừng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm khác.
3.3 Tổn thương nướu và các mô xung quanh
Quá trình nhổ răng có thể gây tổn thương cho nướu và mô xung quanh. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra nếu răng khôn mọc chệch hướng hoặc nằm ngang.
3.4 Sưng đau nghiêm trọng
Sau quá trình nhổ, đau và sưng là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức độ đau và sưng nhiều và kéo dài là bất thường đáng lưu ý.
3.5 Tổn thương tới dây thần kinh
Nhổ răng khôn còn có thể liên quan đến dây thần kinh trong xương hàm. Trong quá trình nhổ, nguy cơ thương tổn hoặc kích thích dây thần kinh có thể xảy ra. Điều này dẫn tới đau nhức và ê buốt.
3.6 Gãy xương hàm dưới
Tình trạng này xảy ra do cách bác sĩ thao tác với lực mạnh. Từ đó, xương hàm dưới bị vỡ. Chúng ta có thể nhận biết tình trạng này với biểu hiện sưng tấy, đau nhức và có chảy máu kéo dài.
3.7 Sốc phản vệ
Hiện tượng này xảy ra trong một số trường hợp, nếu nghiêm trọng có thể gây tử vong. Do đó, chúng ta nên chọn nha khoa uy tín để có thể xử lý kịp thời trong trường hợp cần thiết.
3.8 Thủng xoang hàm trên
Cấu trúc của khoang xương hàm trên rỗng và nằm gần với chân của răng số 8. Do đó, nhổ răng khôn nếu không đáp ứng đúng kỹ thuật có thể làm thủng xoang hàm. Khi đó, người bệnh sẽ có triệu chứng mệt, nhức đầu, sốt cao và đau lan rộng đến hàm trên, mắt.
4. Nhổ răng Piezotome: Nhanh chóng, an toàn, hạn chế biến chứng
4.1 Thế nào là nhổ răng Piezotome?
>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư đại trực tràng ở đâu?
Nhổ răng Piezotome là công nghệ hiện đại đem tới nhiều ưu điểm
Nhổ răng bằng Piezotome là phương pháp nha khoa sử dụng công nghệ siêu âm. Đây là công nghệ hiện đại và tiên tiến, giúp giảm đau và tổn thương, đồng thời tăng cường sự chính xác trong quá trình điều trị nha khoa. Cụ thể, việc nhổ răng sẽ dễ dàng hơn, đảm bảo an toàn, hạn chế tổn thương.
Bất kì trường hợp nào cần nhổ răng cũng có thể lựa chọn công nghệ Piezotome. Đặc biệt, phương pháp này sẽ được bác sĩ chỉ định với những tình trạng răng phức tạp. Điển hình như răng khôn mọc lệch, mọc ngang, răng bị nhiễm trùng nặng, …
4.2 Ưu điểm của nhổ răng sóng siêu âm Piezotome
So với nhổ răng truyền thống, nhổ răng sóng siêu âm Piezotome đem tới nhiều ưu điểm. Cụ thể:
– Độ chính xác cao: Piezotome sử dụng sóng siêu âm để cắt mô xương. Điều này giúp đạt được độ chính xác cao trong quá trình nhổ. Từ đó, rủi ro tổn thương được giảm thiểu.
– Hạn chế sưng đau: Do đặc tính chính xác và hiệu quả của sóng siêu âm, quá trình nhổ bằng Piezotome thường ít gây đau và sưng hơn so với các phương pháp truyền thống.
– Kiểm soát tình trạng chảy máu: Piezotome có khả năng kiểm soát chảy máu tốt trong suốt quá trình nhổ. Điều này giúp bác sĩ nha khoa duy trì tầm nhìn rõ ràng, hạn chế biến chứng về sau.
– Giảm nguy cơ tổn thương: Công nghệ Piezotome giúp giảm nguy cơ thương tổn cho dây thần kinh và mô nướu. Điều này đặc biệt quan trọng khi nhổ răng khôn gần vùng nhạy cảm.
– Thời gian thực hiện nhanh chóng: Quá trình nhổ răng Piezotome thường diễn ra nhanh chóng. Trung bình thời gian nhổ sẽ khoảng 10-15 phút.
– Nhanh lành thương: Do ít gây tổn thương và đau đớn, việc chăm sóc sau phẫu thuật thường dễ dàng. Quá trình lành vết thương thường sẽ diễn ra nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin trả lời cho vấn đề nhổ răng khôn có nguy hiểm. Để hạn chế nguy cơ biến chứng, chúng ta nên lựa chọn thực hiện tại những nha khoa uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn tốt cùng phương pháp nhổ công nghệ cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.