Top 5 thực phẩm mau lành vết thương không thể bỏ qua

Cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để tái tạo tế bào và phục hồi các chấn thương như vết cắt, vết xước, vết bầm tím, vết bỏng hay vết mổ. Mặc dù không thể chữa lành ngay lập tức nhưng protein, vitamin C, vitamin A, vitamin E và kẽm là những chất có chứa trong thực phẩm màu lành vết thương. Ngược lại một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn lại có khả năng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lâu hồi phục hơn sau chấn thương.

Bạn đang đọc: Top 5 thực phẩm mau lành vết thương không thể bỏ qua

1. Những thực phẩm giúp mau lành viết thương

1.1. Thực phẩm giàu protein

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất giúp làm lành các vết thương. Cơ thể con người cần các axit amin trong thực phẩm giàu protein để tái tạo tế bào và mô bị hư hại do chấn thương. Protein từ động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa, sữa chua, và pho mát sẽ đáp ứng được nhu cầu protein của cơ thể. Hãy chọn thịt nạc bỏ da và ít chất béo để có được nguồn protein tốt nhất từ những thực phẩm này. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt cây, đậu phụ và sữa thực vật cũng có chứa axit amin.

Top 5 thực phẩm mau lành vết thương không thể bỏ qua

Cơ thể con người cần các axit amin trong thực phẩm giàu protein để tái tạo tế bào và mô bị hư hại do chấn thương.

1.2. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và tăng cường sức mạnh cho các mô lành. Xương, da, mao mạch và collagen (một mô liên kết) đều cần vitamin C để hình thành. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm ớt chuông, trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, âu tây, cà chua, dưa hấu, bắp cải, súp lơ, khoai tây, rau bina và đậu Hà Lan.

1.3. Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm do chấn thương. Vitamin A cũng cần thiết cho da và xương phát triển, biệt hóa tế bào và chức năng miễn dịch. Để có được nhiều vitamin A trong chế độ ăn uống, hãy ăn các loại trái cây và rau quả có màu vàng, vàng cam như khoai lang, bí, cà rốt, xoài, dưa đỏ và mơ. Ngoài ra vitamin A cũng có trong các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, củ cải và rau bina, trứng, đậu, cá hồi, cá ngừ,…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu 3 nguyên nhân khiến cơ thể nổi hạch ở nách trái

Top 5 thực phẩm mau lành vết thương không thể bỏ qua

Để có được nhiều vitamin A trong chế độ ăn uống, hãy ăn các loại trái cây và rau quả có màu vàng, vàng cam như khoai lang, bí, cà rốt, xoài, dưa đỏ và mơ

1.4. Thực phẩm có chứa vitamin E

Nhận được đủ vitamin E qua chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và giảm hình thành sẹo. Vitamin E là một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm và tăng cường sự ổn định của màng tế bào. Để có thêm vitamin E, ăn nhiều mầm lúa mì, hạt hướng dương, hạnh nhân, quả phỉ, lạc, các loại dầu thực vật như dầu cây rum và dầu đậu tương, rau bina, bông cải xanh…

1.5. Nhận đủ lượng kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen và tổng hợp protein. Chất này giúp các enzyme trong cơ thể (trong đó có enzyme liên quan đến việc làm lành vết thương) thực hiện tốt khả năng của chúng. Nguồn cung cấp chất kẽm dồi dào thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm giàu protein như thịt, hải sản, các loại hạt, đậu, phô mai, sữa, bông cảnh xanh, hạt vừng, hạt bí,…

2. Khi bị thương nên kiêng những thực phẩm gì?

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm giúp mau lành vết thương ở trên thì chế độ dinh dưỡng của người bị thương cũng nên hạn chế một số món sau:

– Thịt gà, đồ nếp vì có thể dễ gây mưng mủ, ngứa ngáy và để lại sẹo

– Không ăn rau muống sẽ gây sẹo lồi

– Thịt bò cũng cần hạn chế vì có thể sẽ để lại sẹo thâm

– Hạn chế ăn hải sản bởi có thể sẽ gây nên tình trạng dị ứng đối với người có vết thương hở

Top 5 thực phẩm mau lành vết thương không thể bỏ qua

>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi bị đau nửa đầu khó chịu cho dù chỉ là tạm thời

Khi có vết thương bạn nên kiêng thịt gà

Ngoài ra, ăn thịt chó trong thời gian bị thương cũng sẽ dễ gây nên sẹo lồi, sẹo sần và cứng hơn. Do đó đó hãy tránh ăn thịt chó để đảm bảo tính thẩm mỹ cho vùng da bị thương.

Như vậy, nếu bạn có vết thương hãy cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng trên đây và hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về những thực phẩm cần bổ sung hoặc hạn chế bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *