Cách nhận biết đau thần kinh tọa chính xác

Cách nhận biết đau thần kinh tọa nhanh nhất là theo dõi tình trạng sức khỏe xương khớp và khả năng vận động của bản thân.

Bạn đang đọc: Cách nhận biết đau thần kinh tọa chính xác

1. Đau thần kinh tọa được hiểu như thế nào?

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông lớn, đặc trưng bởi cơn đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa: đau cột sống thắt lưng lan ra phía ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và cả ở các ngón chân. Tùy theo vị trí thương tổn mà hướng đi của đau có khác nhau.

Thường gặp đau một bên là ở độ tuổi trung niên (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, tuy nhiên theo nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ cao hơn nam. Nguyên nhân hay gặp nhất là các thoát vị đĩa đệm chèn vào rễ thần kinh tọa chiếm khoảng 80% trường hợp.

Cách nhận biết đau thần kinh tọa chính xác

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông lớn.

2. Nguyên nhân xảy ra đau thần kinh tọa

Các nguyên nhân gây đau thần kinh toạ bao gồm:

Nguyên nhân phổ biến là đĩa đệm cột sống nhô cao và chèn trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có tác dụng chống sốc đối với cột sống mặc dù trong một vài trường hợp có chèn ép và đè lên dây thần kinh.

Các nguyên nhân thứ phát bao gồm: chấn thương hoặc viêm khớp thoái hoá làm đau hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống hoặc chấn thương ống sống (chủ yếu là nấm, vi trùng hoặc khối u)

Hiếm gặp hơn là dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi khối u hoặc mô mềm gây chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng do chấn thương như gãy xương do chấn thương hoặc mang thai.

3. Cách nhận biết đau thần kinh tọa phổ biến nhất

Dưới dây là 5 cách nhận biết đau thần kinh tọa chính xác:

3.1. Đau ngay tại dây thần kinh tọa

Hiện tượng đau nhức được xem là phổ biến nhất của căn bệnh toạ cùng nhiều căn bệnh liên quan. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng ở mỗi vị trí khác nhau thì các cơn đau thần kinh tọa cũng sẽ có các triệu chứng riêng biệt. Trong đó, tình trạng đau hay gặp nhất là các cơn đau dọc từ thắt lưng xuống đến mông đùi và gót chân. Một số trường hợp cũng có thể đau từ gót chân lên đùi và mông.

Đối với những bệnh nhân bị đau rễ thần kinh L5, người bệnh sẽ thấy đau dọc từ eo đến ngón chân út. Nếu rễ S1 bị ảnh hưởng thì bệnh nhân sẽ cảm nhận thấy đau dọc theo phía sau mông so với phía bên phải của bàn chân.

Phần lớn trường hợp người bệnh sẽ đau khi làm việc quá sức hoặc hoạt động nặng và nếu được nghỉ ngơi thì các cơn đau sẽ nhanh chóng giảm đi. Nguyên nhân bởi khi cơ thể được nghỉ ngơi thì dây thần kinh toạ sẽ không phải chịu đựng nhiều sự đè nén nữa nên cơ thể không còn cảm giác đau nhức nữa.

Khi bạn dậm chân xuống đất thì cơn đau sẽ xuất hiện theo từng đợt. Hoặc khi đi qua những ổ gà hay các con đường gồ ghề thì các cơn đau thần kinh toạ sẽ được cảm nhận rõ ràng. Sự khác biệt giữa cơn đau thần kinh tọa và cơn đau của các bệnh xương khớp là các cơn đau thần kinh tọa không chỉ diễn ra ở một vị trí mà còn có thể lan ra nhiều khu vực xung quanh.

3.2. Cách nhận biết đau thần kinh tọa: Co cứng cơ cột sống

Đây cũng được xem là một triệu chứng đau dây thần kinh tọa rất nhiều người mắc phải. Khi người bệnh bị đau hoặc viêm, máu sẽ không được lưu thông và có thể sẽ tích tụ lại khiến người bệnh bị chứng co cứng cơ cột sống. Thông thường, người bệnh sẽ có triệu chứng co cứng bắp chân và đùi vào buổi sáng sớm hoặc khi mới ốm dậy và phải chờ khoảng 30 phút sau cơ mới giãn ra. Thậm chí khi hắt hơi hoặc ho cũng cảm giác đau âm ỉ ở vùng thắt lưng.

Tìm hiểu thêm: Thừa canxi có gây hại cho xương?

Cách nhận biết đau thần kinh tọa chính xác

Khi hắt hơi hoặc ho cũng cảm giác đau âm ỉ ở vùng thắt lưng.

3.3. Giảm khả năng vận động

Tình trạng đau thần kinh tọa khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều bất tiện và có liên quan mật thiết đến tầm vận động của chi dưới. Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng vận động của người bệnh qua những động tác cúi hay gập người nhằm chẩn đoán và xác định mức độ bệnh.

– Cúi người: Người bệnh cúi xuống thấp hơn 90 độ hoặc thậm chí không cúi được gây ra đau lưng âm ỉ, đồng thời tay rất khó hoặc không chạm được vào chân.

– Gập người: Bệnh nhân không thể gập người 90 độ hoặc thậm chí cúi gập người về trước cũng không hoặc gặp khó khi khuân vác bằng lưng.

– Khó xoay người qua trái hoặc phải do tay không chạm đến đất.

– Đùi và mông đau rát.

– Khó đứng dậy: Người bệnh rất khó đứng dậy. Khi chạm nhẹ gót chân xuống sàn là đã thấy nhói đau ở vùng lưng.

3.4. Cách nhận biết đau thần kinh tọa: Thay đổi dáng đi

Khi đau dây thần kinh tọa xảy ra một bên thì trọng lượng cơ thể sẽ tập trung vào bên còn lại.  Đây cũng là lý do ảnh hưởng đến dáng đi của người bệnh và là một cách nhận biết đau thần kinh tọa.

– Người bệnh đi khập khiễng hoặc bên cao, bên thấp

– Nhão cơ 1 bên hông hoặc chân bị lệch xuống

– Vùng bụng của người bệnh sẽ bị xệ hẳn sang 1 bên

3.5. Tổn thương rễ thần kinh

Ngoài các dấu hiệu thường gặp về khả năng đi lại thì một triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến khác chính là kiến bò do tổn thương rễ thần kinh. Người bệnh sẽ có những dấu hiệu như:

– Rối loạn dinh dưỡng da

– Mất vận động chi dưới hoặc teo cơ toàn thân

– Có thể mất chức năng tự chủ đại, tiểu

4. Chẩn đoán đau thần kinh tọa bằng cách nào?

– Chụp X-quang cột sống: Mục đích chính là chẩn đoán tình trạng gãy xương cột sống hoặc những vấn đề liên quan đến cột sống như thoát vị, u nang và gai xương.

Cách nhận biết đau thần kinh tọa chính xác

>>>>>Xem thêm: 10 dấu hiệu bệnh Parkinson thường gặp

Chụp X-quang cột sống chẩn đoán tình trạng xương cột sống

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): Hai phương pháp này sẽ giúp cung cấp hình ảnh toàn diện về xương và mô mềm ở lưng. Trong trường hợp, chụp cộng hưởng từ sẽ cho biết áp lực lên dây thần kinh của thoát vị đĩa đệm và bất cứ loại viêm khớp nào.

– Đo xung điện: Đây là xét nghiệm để đo lượng dòng điện đi qua thần kinh tọa và phản ứng của cơ.

– Chụp tủy sống đồ: Mục đích chủ yếu là nhằm chẩn đoán xem nguyên nhân có thực sự bắt nguồn từ cột sống hoặc đĩa đệm hay không.

5. Bệnh có chữa được không?

Chứng đau thần kinh toạ sẽ tự động biến mất theo thời gian sau khi thực hiện một vài phương pháp tự chăm sóc tại nhà. Trong thực tế, khoảng 80 – 90% trường hợp đã khỏi bệnh mà không phải can thiệp phẫu thuật. Khoảng một nửa trong số họ hồi phục chỉ trong vòng sáu tuần. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp chữa đau thần kinh tọa như:

– Thuốc chữa đau thần kinh tọa có kê đơn từ.

– Vật lý trị liệu.

– Tiêm cột sống.

– Các liệu pháp khác.

Nếu những phương pháp trên vẫn không đem lại kết quả hoặc tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm thì có thể cần phải can thiệp phẫu thuật để điều trị nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *