Tắc tia sữa luôn là nỗi ám ảnh của các mẹ bỉm sau sinh. Khi sữa không được tiết ra một cách dễ dàng, các mẹ có nguy cơ bị áp xe vú, căng tức bầu ngực, nhiễm trùng gây đau đớn. Đồng thời, trẻ sơ sinh không được uống sữa mẹ thường xuyên, đề kháng cũng kém đi rất nhiều. Việc điều trị tắc tia sữa là việc cần thiết, không thể chần chừ. Hiện nay, rất nhiều mẹ bỉm đang tìm hiểu về phương pháp chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm.
Bạn đang đọc: Chị em đã biết về chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm?
1. Tắc tia sữa – vấn đề hậu sản khiến các mẹ bỉm lao đao
Tắc tia sữa thường xảy ra trong khoảng thời gian đầu sau sinh. Vấn đề này có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân như:
– Tắc tia sữa do mẹ không cho con bú
Sau khi sinh, một vài mẹ bỉm chưa cho con bú lần nào, dẫn đến tình trạng sữa tồn đọng, tắc tia sữa, khó tiết ra ngoài được. Nếu để lâu dài, tia sữa hoàn toàn có khả năng bị viêm, sưng, khiến cho bầu ngực mẹ cương cứng, dẫn đến áp xe.
– Sữa mẹ về quá nhiều
Lượng sữa ở mỗi mẹ bỉm không giống nhau. Một số trường hợp sữa về nhiều, bé không bú hết, mẹ không có thói quen vắt sữa thừa cũng dẫn đến tắc tia sữa.
– Cho con bú không đúng cách
Việc cho con bú không đúng cách, bé không ngậm đúng vào khớp bú để sữa tiết ra sẽ khiến cho việc bú của trẻ khó khăn hơn. Lâu dần, lượng sữa còn tồn trong bầu ngực mẹ do bé không bú hết có thể dẫn đến tắc tia sữa, viêm tuyến vú.
– Áp lực lớn lên bầu ngực
Việc thường xuyên tạo áp lực lên bầu ngực cũng khiến cho quá trình tiết sữa trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc lựa chọn loại áo ngực phù hợp rất quan trọng. Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng nên chú ý khi vận động, nằm ngồi để tránh ảnh hưởng tới bầu ngực trong thời gian cho con bú.
– Căng thẳng, mệt mỏi quá độ
Tâm trạng của mẹ bỉm hoàn toàn có thể kiểm soát hay tác động trực tiếp đến quá trình tiết sữa. Căng thẳng, mệt mỏi dẫn truyền đến não bộ, làm gián đoạn và ức chế quá trình tiết hormone oxytocin – hormone có khả năng kích thích co thắt các tế bào cơ trơn quanh các nang sữa, giúp đẩy sữa ra ngoài.
Tình trạng tắc tia sữa có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và cần phải khắc phục được các nguyên nhân này
Các yếu tố nguyên nhân gây ra tình trạng sữa mẹ khó về, tắc sữa sau sinh cần được khắc phục. Bên cạnh đó, các dấu hiệu tắc tia sữa như căng đau, sưng đỏ, nổi cục cứng, nổi hạch, ra mủ, ra máu cũng cần phải được chú ý. Tốt nhất, mẹ bỉm nên có kế hoạch điều trị, khắc phục tắc tia sữa từ sớm để tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe, quá trình cho con bú.
2. Về phương pháp chữa tắc tia sữa sử dụng bước sóng siêu âm
Từ xưa tới nay, các phương pháp chữa tắc tia sữa vẫn luôn được áp dụng nhằm cải thiện tình trạng này ở các mẹ bỉm. Từ chế độ ăn uống cho tới dùng thảo dược, massage hay chườm lạnh, chườm nóng,… tất cả đều nhằm mục đích giúp sữa ra dễ dàng hơn, cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu điều trị không đúng cách, không cẩn thận, chị em hoàn toàn có thể gặp phải hệ quả, biến chứng do những phương pháp điều trị này gây ra. Tình trạng tắc tia sữa khi được khắc phục qua những cách này cũng không cải thiện được nhiều.
2.1. Phương pháp chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm
Giữa rất nhiều lựa chọn, các mẹ bỉm sữa hiện đại đã có cho mình một hướng giải quyết tốt hơn, đó là phương pháp sử dụng sóng siêu âm. Sóng siêu âm đa tần sẽ được đẩy vào bầu ngực sản phụ với một thiết bị chuyên dụng. Tác động từ sóng siêu âm sẽ nhanh chóng đi vào hệ thống ống dẫn sữa, các nang sữa, làm tan cục cứng, sữa đọng lại mà không làm cho tuyến sữa và các ống dẫn sữa bị tổn thương.
Phương pháp này có ưu điểm là không đau, không chảy máu, hiệu quả nhanh chóng không cần dùng thuốc. Vì vậy, đây là hướng giải quyết tắc tia sữa rất được các mẹ bỉm ưa chuộng. Sau lần tác động sóng siêu âm đầu tiên, các mẹ đã có thể cảm nhận rõ:
– Bầu ngực không còn đau và cương tức.
– Tuyến vú được kích thích, mềm dần, các bé không còn gặp khó khăn khi bú mút.
– Các cục cứng nổi lên cũng dần biến mất.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng u nang buồng trứng cần biết hiện nay
Phương pháp chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng của sản phụ sau sinh
Ở những buổi điều trị tiếp theo, các mẹ có thể nhận được hiệu quả vượt trội hơn. Sữa bị đông tan nhanh, không quá đặc, quá trình tiết sữa cũng được kích thích. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, các mẹ cũng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ ăn uống cũng như làm sao để kích sữa về nhiều, tự nhiên.
Kết thúc quá trình điều trị, các mẹ có thể nhận được kết quả tốt hơn rất nhiều:
– Ống dẫn sữa bị chít hẹp giãn nở, tạo điều kiện để sữa tiết ra nhiều hơn, tránh tình trạng sữa thừa đọng.
– Giảm các phản ứng từ việc tuyến sữa bị viêm, bị nhiễm trùng do tắc sữa.
– Giảm đau, giảm sưng phù do sữa tắc lâu ngày, kích thích lỏng mô liên kết.
Một liệu trình điều trị sẽ thực hiện tác động sóng siêu âm khoảng 3 lần. Sau đó, các mẹ vẫn có thể sinh hoạt, cho con bú như bình thường.
2.2. Các trường hợp tắc tia sữa xử lý, chi tiết chữa tắc tia sữa bằng sóng siêu âm
Chi tiết hơn về các trường hợp, mức độ tắc tia sữa sau sinh và cách điều trị bằng sóng siêu âm, chị em có thể tham khảo thông tin sau đây:
– Tình trạng cương sữa: Cương sữa là khi bầu ngực của mẹ căng và đau. Lúc này, các bác sĩ sẽ đi máy, tiến hành tác động sóng siêu âm theo đường xoắn ốc để massage nhẹ nhàng bầu ngực, dọc theo hướng núm vú. Cường độ tác động từ 1.2 đến 1.6W/cm2. Thời gian thực hiện khoảng 25 phút cho một bên vú, tiến hành trong 2 ngày.
– Tình trạng tắc tia sữa: Bầu ngực căng đau với khối tròn cứng. Sữa không thể tiết ra, khiến các mẹ bị sốt và đau. Các bác sĩ sẽ đi máy, tiến hành tác động sóng siêu âm theo đường xoắn ốc để massage nhẹ nhàng bầu ngực, dọc theo hướng núm vú. Cường độ tác động từ 1.3 đến 1.8W/cm2. Thời gian thực hiện khoảng 25 phút cho một bên vú, tiến hành trong 2 ngày.
– Tình trạng viêm sưng bầu vú: Vú viêm, sưng, xuất hiện cục đỏ. Mẹ bỉm có triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, đau khi chạm tới bầu vú. Bởi vậy, sóng siêu âm sẽ đi theo đường xoắn ốc, dọc theo hướng núm vú. Cường độ tác động từ 0.8 đến 1.4W/cm2. Thời gian thực hiện khoảng 25 phút cho một bên vú, tiến hành trong khoảng 3 đến 5 ngày.
– Trường hợp tắc tia sữa tạo thành áp xe: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất ở những trường hợp bị tắc tia sữa. Sữa lúc này có thể lẫn mủ, lẫn máu. Các mẹ thường xuyên bị sốt cao, kéo dài. Sóng siêu âm sẽ đi theo đường xoắn ốc, dọc theo hướng núm vú. Cường độ tác động từ 0.6 đến 1.2W/cm2. Thời gian thực hiện khoảng 20 phút cho một bên vú, tiến hành trong khoảng 5 đến 8 ngày.
>>>>>Xem thêm: 5 dấu hiệu sớm của ung thư vú chị em cần cảnh giác
Tùy vào từng trường hợp, mức độ tắc tia sữa mà các mẹ sẽ được hướng dẫn điều trị với cường độ bước sóng phù hợp
Trong quá trình thực hiện chữa tắc tia sữa bằng phương pháp sóng siêu âm, các mẹ cần chú ý tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, đảm bảo cho con bú đúng cách cũng rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Quan trọng nhất, chị em cần phải tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, có kiến thức vững vàng để được tư vấn chính xác. Ngoài ra, các cơ sở có hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của chị em cũng sẽ giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.