Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao thể hiện điều gì?

Để chẩn đoán bệnh ung thư phổi, bác sĩ không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà còn cần dựa trên chỉ số kết quả của một số xét nghiệm và những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Vậy bạn đã biết nếu chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao sẽ biểu hiện điều gì chưa? Cùng tìm hiểu ngay!

Bạn đang đọc: Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao thể hiện điều gì?

1. Tầm quan trọng của xét nghiệm ung thư phổi

Vào giai đoạn đầu, người mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi thường sẽ không có dấu hiệu rõ ràng. Phần lớn người bệnh có tâm lý chủ quan, chỉ đi tới viện để thăm khám khi cơ thể đã xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng, lúc này bệnh đã bước vào giai đoạn muộn. Điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn, nhiều trường hợp gặp nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư sớm mang lại ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp nhận diện bệnh ngay từ giai đoạn đầu để tăng khả năng điều trị thành công.
Trong số các phương pháp tầm soát ung thư phổi thì xét nghiệm ung thư phổi đóng vai trò hỗ trợ đắc lực giúp phát hiện bệnh chính xác. Mỗi danh mục xét nghiệm đều sẽ mang tới chỉ số và kết quả rất quan trọng. Sau khi tổng hợp các chỉ số xét nghiệm cùng với các phương pháp thăm khám khác, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng và có tính chính xác cao. Ngược lại, nếu chỉ thực hiện từng xét nghiệm riêng lẻ thì sẽ không thể khẳng định được bệnh một cách chính xác.

Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao thể hiện điều gì?

Xét nghiệm là một trong những phương pháp cần thiết trong sàng lọc bệnh ung thư phổi

2. Tìm hiểu về chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao thể hiện điều gì

2.1. Giải đáp: Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao có ý nghĩa gì?

– Cyfra 21 – 1: Nếu chỉ số này lớn hơn 3.3 ng/ml, thì người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi. Sự kết hợp giữa chỉ số Cyfra 21 ‐ 1 cùng với kháng nguyên ung thư phổi (CEA) đóng vai trò hữu ích trong chẩn đoán ung thư phổi.

– Xét nghiệm NSE: Trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi thường sẽ có chỉ số NSE trong máu cao hơn mức bình thường. Thông thường, bệnh nhân có chỉ số này cao hơn 25 ng/mL được đánh giá có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi. Xét nghiệm này kết hợp với xét nghiệm ProGRP sẽ cho ra những kết quả khá chính xác trong việc chẩn đoán và theo dõi những trường hợp người bệnh mắc ung thư phổi tế bào nhỏ.

– Xét nghiệm ProGRP: Độ nhạy của ProGRP khá cao, vì vậy nó có thể hỗ trợ cho bác sĩ rất nhiều trong quá trình chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, với những trường hợp không thể thực hiện sinh thiết khối u thì đây chính là một phương pháp tối ưu.

– CEA: Chỉ số này an toàn khi nằm ở mức 0 – 2.5 ng/mL. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi có chỉ số CEA > 10 ng/mL. Vì vậy, chỉ số CEA cũng quan trọng trong việc chẩn đoán căn bệnh này.

– SCC: Chỉ số SCC tăng cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung, ung thư phổi. Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm này trong quá trình chẩn đoán, theo dõi đáp ứng điều trị hoặc đánh giá nguy cơ tái phát của bệnh.

Tìm hiểu thêm: Nhân xơ tử cung là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?

Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao thể hiện điều gì?

Chỉ số xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi cao là một trong những cơ sở để bác sĩ có những chỉ định thăm khám phù hợp

2.2. Bên cạnh việc quan tâm tới các chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao, đừng bỏ qua một số phương pháp khác

Ngoài các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi, bệnh nhân còn được thực hiện kết hợp với những phương pháp khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể như:
– Chụp X – quang phổi: Phương pháp này giúp phát hiện tổn thương trong phổi, tìm kiếm các khối u nhưng không hiệu quả với các tổn thương quá nhỏ.
– Chụp cắt lớp vi tính CT: Phương pháp này sẽ giúp phát hiện được cả những tổn thương nhỏ nhất, xác định cụ thể được vị trí và kích thước hay tình trạng di căn của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có đủ cơ sở để xác định chuẩn xác vị trí sinh thiết. Cuối cùng là đánh giá được mức độ bệnh và giai đoạn bệnh.
– Soi phế quản: Để quan sát rõ hơn những tổn thương trong phổi, bạn có thể được thực hiện phương pháp soi phế quản. Ống nội soi sẽ được đưa từ mũi hoặc miệng của người bệnh luồn sâu xuống khí quản và phổi. Cũng trong quá trình này, bác sĩ sẽ có thể tiến hành việc lấy mẫu bệnh phẩm mang đi sinh thiết hoặc chải rửa phế quản.

– Một số xét nghiệm ung thư phổi giúp xác định di căn đó là: Xạ hình xương nhằm phát hiện những tổn thương từ phổi di căn sang xương; Chụp cộng hưởng từ sọ não để đánh giá tình trạng di căn não; Siêu âm ổ bụng, chụp CT vùng bụng nhằm phát hiện tình trạng di căn ở gan, vùng thượng thận,… cùng một số cơ quan khác.

Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cao thể hiện điều gì?

>>>>>Xem thêm: Ung thư có gây đau không?

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình sàng lọc bệnh ung thư phổi

Nhìn chung để nhận biết dấu hiệu của ung thư phổi trên lâm sàng cũng không phải là việc đơn giản vì phần lớn người bị ung thư giai đoạn đầu thường có dấu hiệu không rõ rệt. Triệu chứng khi mắc ung thư phổi rất dễ gây nhầm lẫn với tình trạng bị nhiễm trùng hoặc phản ứng từ việc hút thuốc lá thời gian dài. Vì vậy, mỗi người nên tự chủ động thực hiện tầm soát ung thư phổi để sớm phát hiện ra nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Thấu hiểu được điều đó, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư phổi với đầy đủ các danh mục cần thiết. Khi đăng ký gói khám tại đây, bạn sẽ được trực tiếp thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm. Cùng với đó, TCI luôn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại để giúp cho việc thăm khám được an toàn, nhanh chóng và mang lại độ chính xác cao.

Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về các xét nghiệm tầm soát ung thư phổi cũng như các vấn đề liên quan. Hãy chủ động thực hiện khám tầm soát ung thư định kỳ ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *