Tổng quan về loãng xương và cách điều trị

Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến suy giảm độ chắc của xương. Bệnh làm tăng nguy cơ rạn nứt, gãy xương và thậm chí là tàn phế. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh loãng xương và cách điều trị.

Bạn đang đọc: Tổng quan về loãng xương và cách điều trị

1. Loãng xương là gì và có mấy loại?

1.1. Phân loại bệnh Osteoporosis

Loãng xương là một trong các bệnh xương khớp nguy hiểm do thường tiến triển âm thầm. Những triệu chứng ban đầu có thể nhận biết được là đau mỏi người sau đó mới kéo theo giảm chiều cao và vẹo cột sống. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như chân tay đau nhức, ê buốt, thoái hóa khớp, suy thận đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nguy hiểm hơn có thể có các biến chứng nặng như gãy xương khi va chạm nhẹ, teo cơ, bại liệt, tàn tật suốt đời,…

Bệnh Osteoporosis gồm 2 loại là Osteoporosis nguyên phát và Osteoporosis thứ phát:
– Osteoporosis nguyên phát có nguyên nhân chính do tuổi già và tình trạng mãn kinh ở nữ giới.
– Osteoporosis thứ phát liên quan đến các bệnh lý mạn tính hoặc do ảnh hưởng của một số loại thuốc. Các bệnh nội tiết, tiêu hóa, bệnh về khớp hoặc sử dụng corticoid, heparin, thuốc lợi tiểu đều có thể là nguyên nhân nguy cơ gây ra bệnh.

Tổng quan về loãng xương và cách điều trị

Hình ảnh so sánh xương bình thường và xương bị loãng

1.2. Bệnh Osteoporosis có các biểu hiện như thế nào?

Các triệu chứng cảnh báo bệnh loãng xương bao gồm:

– Đau nhức xương: đây là triệu chứng phổ biến, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức như bị kim chích, mỏi dọc các xương dài.

– Đau ở các vùng xương chịu gánh nặng cơ thể như cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Cơn đau thường âm ỉ, kéo dài và thuyên giảm khi nằm nghỉ. Vận động, đi lại, đứng hoặc ngồi lâu sẽ khiến cơn đau tăng lên và dữ dội hơn.

– Đau ở cột sống, thắt lưng, hai bên liên sườn, ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Cơn đau dữ dội hơn khi vận động nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Do đó khi có dấu hiệu loãng xương, người bệnh khó cúi người hoặc xoay người.

– Gù, giảm chiều cao: đây là dấu hiệu dễ nhận biết. Khi chiều cao giảm từ 3cm/2 năm chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh.

– Gãy xương sau những va chạm, cú ngã nhẹ. Đây là biến chứng nguy hiểm của loãng xương. Với những người bị gãy xương ngay cả khi chỉ va chạm nhẹ, gãy xương tự phát cần đi đo loãng xương ngay lập tức.

2. Thông tin chi tiết về loãng xương và cách điều trị

2.1. Loãng xương và cách điều trị không dùng thuốc

– Xây dựng một lối sống lành mạnh để ngăn ngừa khỏi nguy cơ mắc loãng xương. Tập luyện đều đặn, ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ tổn thương xương và còn nâng cao sức khỏe xương khớp. Lưu ý người bệnh nên tập với cường độ phù hợp.

– Người bệnh có thể tập những môn rèn luyện sức mạnh cho cơ như tập kháng lực, tập nhấc vật nặng.

– Có thể tập dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ, yoga …. Tuy nhiên cần điều chỉnh để phù hợp với thể trạng và tình trạng xương bị loãng của từng người.

Để quá trình điều trị hiệu quả cần thay đổi cả chế độ ăn uống. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D để tăng cường sự bền chắc cho xương. Những khoáng chất này có nhiều trong sữa, các loại đậu, chế phẩm từ sữa, rau lá xanh, hạt óc chó, cá hồi, hải sản … Bên cạnh đó nên hạn chế những thực phẩm có hại như thức ăn nhanh, đồ ăn đóng phẩm, thực phẩm chế biến sẵn.

Lưu ý chỉ cung cấp lượng canxi đúng theo mức khuyến cáo, không bổ sung thừa thãi. Người từ 1 đến 70 tuổi cần dung nạp vào cơ thể 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày và 800 IU mỗi ngày với người 71 tuổi trở lên.

Tìm hiểu thêm: Bài Thuốc Nam chữa Đau Lưng Mỏi Gối Hiệu Quả Triệt Để Nhất

Tổng quan về loãng xương và cách điều trị

Người bệnh nên chú ý bổ sung các nhóm chất tốt cho xương khớp như vitamin D, canxi

2.2. Loãng xương và cách điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân Osteoporosis cần đi khám để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm. Để cải thiện tình trạng bệnh cần bổ sung lượng canxi đủ 1.000 – 1.200 mg/ngày vào cơ thể và lượng vitamin D cần thiết là 800 – 1.000 IU/ ngày.

Bên cạnh đó cần sử dụng thêm một số loại thuốc chống hủy xương như:

– Alendronate: Fosamax plus (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2.800IU) hoặc Fosamax 5600 (Alendronate 70mg + Cholecalciferol 5.600IU)

– Zoledronic acid (Aclasta 5mg/100ml): truyền vào tĩnh mạch với liều lượng 5mg/100ml. Loại thuốc này chống chỉ định với người bị suy thận, nhịp tim rối loạn.

– Calcitonin dành cho những bệnh nhân bị gãy xương hoặc bị đau do loãng xương. Liều lượng của thuốc là 50 – 100IU/ ngày, sử dụng kết hợp với nhóm bisphosphonate.

– Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM), Raloxifene ( Evista) dành cho phụ nữ sau mãn kinh bị mắc loãng xương với liều lượng 60mg/ ngày.

Một số nhóm thuốc khác để điều trị loãng xương:

– Strontium ranelate (Protelos): mục đích tăng cường tạo xương, ức chế hủy xương, liều lượng 2g/ngày. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ với tim mạch nên chưa được dùng rộng rãi.

– Deca-Durabolin và Durabolin: mục đích tăng quá trình đồng hóa.

Tất cả nhóm thuốc điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh nên tới cơ sở y tế đo mật độ xương và kiểm tra sức khỏe xương khớp để được kê đơn thuốc phù hợp.

2.3. Bệnh loãng xương có thể điều trị khỏi hoàn toàn không?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh triệt để, Do đó, việc phòng ngừa và điều trị tích cực đóng vai trò rất quan trọng.

Mục tiêu của điều trị là ngăn chặn và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như rạn nứt hay gãy xương, cụ thể:

– Phục hồi những cấu trúc xương đã bị loãng, phục hồi độ khoáng hóa xương.

– Tăng cường khối lượng của xương.

– Ngăn chặn tình trạng mất xương tiếp tục xảy ra.

Trong quá trình điều trị người nhà cần lưu ý bảo vệ bệnh nhân tránh các nguy cơ té ngã như:

– Trong nhà tắm nên làm các thanh vịn, sử dụng gạch và thảm không trơn trượt.

– Cầu thang nên có tay vịn, sơn bậc thang cuối cùng với màu nổi bật để dễ nhận biết.

– Trong nhà tránh toàn bộ dây mắc, sắp xếp đồ đạc để tránh bị vấp. Cho bệnh nhân đi giày dép đúng kích cỡ, không nên đi loại quá cao. Lắp ánh sáng ở lối đi để di chuyển thuận tiện.

3. Bệnh Osteoporosis có ngăn ngừa được không?

Bệnh loãng xương là bệnh khó điều trị nhưng có thể phòng ngừa nhờ vào những thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh hàng ngày như:

– Uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin thiết yếu.

– Không hút thuốc kể cả thuốc lá điện tử vì nicotine làm tăng tỷ lệ mất xương và nguy cơ nứt, gãy xương.

– Báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng điều trị các bệnh khác.

– Tập thể dục đều đặn với cường độ phù hợp với sức khỏe bản thân. Không nên tập quá sức sẽ tăng gánh nặng cho xương khớp.

– Chú ý đến chiều cao vì giảm chiều cao là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

– Đo mật độ xương định kỳ 2 năm/ lần với phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi để phát hiện sớm các dấu hiệu loãng xương.

Tổng quan về loãng xương và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Đau mắt cá chân và những điều cần biết

Đo mật độ xương định kỳ là cách hiệu quả để ngăn ngừa bệnh

Hi vọng với bài viết trên đây người bệnh có thể hiểu hơn về loãng xương và cách điều trị bệnh. Từ đó có thể chăm sóc xương khớp tốt hơn và phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *