Viêm mũi dị ứng ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Viêm mũi dị ứng ở trẻ là bệnh thường gặp, tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh cũng như điều trị đúng cách cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Bạn đang đọc: Viêm mũi dị ứng ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến sức khoẻ của trẻ bị ảnh hưởng và dễ dẫn tới tình trạng viêm mũi dị ứng. Đây là một bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là những trẻ có cơ địa dễ dị ứng, hệ miễn dịch yếu…

Đây là tình trạng niêm mạc bị viêm do dị ứng với các tác nhân ngoại cảnh hoặc từ bên trong cơ thể. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể trẻ giải phóng histamin làm ngứa, sưng niêm mạc mũi và tích tụ dịch nhầy ở bên trong mũi.

Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, theo mùa hoặc quanh năm. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng như ở Việt Nam, bệnh thường gặp nhiều ở trẻ vào mùa đông xuân do nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường.

Dù không đe doạ tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng lại làm cho trẻ cảm thấy khó chịu bởi các triệu chứng bệnh. Hơn nữa, nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm do phản ứng với các tác nhân gây dị ứng

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bên trong khoang mũi có lớp niêm mạc với nhiều mạch máu và tế bào tiết chấy nhầy, tế bào miễn dịch nằm bên dưới. Khi tác nhân kích thích tế bào niêm mạc, hoặc kích thích tế bào miễn dịch, các tế bào này sẽ sản sinh chất làm cho mạch máu giãn ra, khiến niêm mạc mũi sưng lên, tiết dịch nhầy và bị nghẹt mũi.

Nguyên nhân chính dẫn tới viêm mũi dị ứng ở trẻ em là do các dị nguyên thường gặp như:

– Bụi bẩn

– Phấn hoa

– Hoá chất

– Kem dưỡng da

– Lông động vật

– Côn trùng nhỏ

– Thức ăn

– Thuốc…

Trẻ nào cũng có nguy cơ bị dị ứng với các yếu tố này, tuy nhiên một số trẻ có bệnh lý nền, đề kháng kém, sinh hoạt ở nơi kém vệ sinh… có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

3. Nhận biết bệnh

Hầu hết trẻ mắc viêm mũi dị ứng sẽ có các biểu hiện tương tự như các bệnh lý đường hô hấp khác:

– Hắt hơi

– Sổ mũi, ngạt mũi

– Ho

– Khó thở, khò khè

– Chảy nước mắt

– Ngứa họng

– Đau đầu

– Phát ban

– Người mệt mỏi

– Sốt cao…

Trường hợp trẻ có tiền sử mắc hen suyễn, chàm hoặc viêm da dị ứng… thì khi nội soi sẽ thấy niêm mạc mũi nhợt màu, phù nề…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ mắc viêm mũi dị ứng thường hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… liên tục

4. Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ

Mục tiêu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ là làm giảm các triệu chứng khó chịu để bệnh thuyên giảm và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Hiện nay, điều trị nội khoa là phương pháp thường được áp dụng để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng.

4.1. Thuốc uống

Nhóm thuốc uống thường được kê đơn là các loại kháng sinh, kháng viêm, thuốc điều trị dị ứng, thuốc giảm phù nề, xung huyết mũi…

Nếu trẻ bị sốt cao, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể được kê đơn một số loại giảm đau nhẹ nếu tình trạng dị ứng có kèm theo các cơn đau rát niêm mạc mũi xoang.

4.2. Thuốc dùng tại chỗ

Một số thuốc dùng tại chỗ như co mạch mũi, xịt mũi để kháng viêm cũng được kê đơn trong điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ. Ngoài ra, trẻ còn được chỉ định sử dụng một số loại dung dịch để vệ sinh mũi như NaCl 0,9%…

Đối với phương pháp điều trị nội khoa, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám kỹ lưỡng cho trẻ. Các bậc phụ huynh cần tránh tự ý mua thuốc uống, thuốc xịt hay điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ bằng các loại thảo mộc vì có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Nếu trong quá trình điều trị mà các triệu chứng bệnh ở trẻ không thuyên giảm hoặc phát hiện những dấu hiệu bất thường thì cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám lại ngay để được xử trí đúng cách.

Tìm hiểu thêm: Polyp họng là gì? gây ra một số triệu chứng khó chịu

Viêm mũi dị ứng ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

5. Phòng ngừa bệnh cho trẻ

Ngoài việc điều trị dứt điểm, dự phòng viêm mũi dị ứng cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm hàng đầu hiện nay. Các chuyên gia cho biết, để ngăn ngừa mắc dị ứng mũi xoang cho trẻ, cha mẹ cần:

– Dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch mũi thường xuyên cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Bôi kem giữ ẩm da có thành phần an toàn, dịu nhẹ và được kiểm chứng cho trẻ.

– Sử dụng khăn ẩm, mềm để vệ sinh mũi cho trẻ, không dùng tăm bông hoặc các vật sắc nhọn vì có thể làm trầy xước niêm mạc mũi.

– Hạn chế trồng các loại hoa lạ hoặc hoa có tiền sử gây dị ứng cho trẻ.

– Đối với trẻ nhỏ, không nên để trẻ tiếp xúc nhiều với vật nuôi có lông, vật nuôi không được vệ sinh thường xuyên.

– Vệ sinh định kỳ không gian sống và các loại đồ dùng như chăn, ga, gối, quần áo, đồ chơi của trẻ.

– Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hằng ngày, đeo khẩu trang khi ra ngoài và vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn uống.

– Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, khoa học cho trẻ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho một cơ thể khoẻ mạnh.

– Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh để đảm bảo đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

– Tiêm phòng đầy đủ và hướng dẫn trẻ tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường đề kháng, kích thích trao đổi chất tốt hơn.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh lý u xơ thanh quản

Chăm sóc trẻ đúng cách để phòng ngừa mắc bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ là một vấn đề về sức khoẻ thường gặp, cần được phát hiện và điều trị sớm. Ngay khi thấy trẻ có triệu chứng viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời và điều trị bệnh với phác đồ phù hợp để trẻ nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *