Viêm khớp khuỷu tay biến chứng thế nào?

 Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý thường gặp, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

Bạn đang đọc: Viêm khớp khuỷu tay biến chứng thế nào?

1. Viêm khớp khuỷu tay là gì?

Khớp khuỷu tay là bộ khá phức tạp của cơ thể. Khớp khủy tay nằm ở giữa hai cấu trúc lớn là phần xương cánh tay và xương cẳng tay. Khớp khuỷu có cấu trúc khá đặc biệt do có sự tham gia của ba xương khi cử động, bao gồm xương cánh tay, xương trụ và xương quay.
Phần xương lồi ra của khuỷu tay là phần đầu tròn của xương cánh tay, nối giữa cơ, gân với xương cánh tay. Cấu trúc này sẽ giúp cho hoạt động gập và duỗi của cánh tay dễ dàng hơn.
Viêm khớp khuỷu tay là một dạng viêm khớp dạng thấp. Bệnh gây tình trạng sưng viêm hoặc giãn, rách, đứt nhóm gân cơ ở khớp khuỷu tay. Bệnh viêm thường gặp những người vận động khớp tay nhiều hoặc xảy ra do chấn thương khác.

Viêm khớp khuỷu tay biến chứng thế nào?

Viêm khớp khuỷu tay gây đau nhức dữ dội cho người bệnh

2. Dấu hiệu viêm khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay là tình trạng khớp bị viêm do tác động bên ngoài gây rách, đứt, dãn gân cơ duỗi xương cánh tay. Hiện tượng này đi kèm với các triệu chứng như:
– Đau nhói khi cử động khuỷu tay, chạm vào rất dễ đau.
– Phần khớp khuỷu tay bị sưng, đỏ rõ rệt.
– Cảm giác nóng rát quanh phần khớp, chạy dọc từ khuỷu tay đến cánh tay.
– Khó khăn khi nâng vật nặng hoặc khi thực hiện các động tác đơn giản như đánh răng, cầm bút…
Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng hiếm gặp hơn như:
– Khuỷu tay bị tê cứng.
– Ngón tay bị tê hoặc ngứa, đặc biệt ở ngón áp út và ngón út.
– Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc do đau.

3. Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay?

3.1. Vận động viên thể thao

Đối tượng dễ bị viêm khớp khuỷu tay nhất là những vận động viên thể thao. Điển hình như:
– Võ sĩ điền anh
– Người tập tạ
– Người chơi tennis, golf, bóng chày…

Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng khớp và những điều cần biết

Viêm khớp khuỷu tay biến chứng thế nào?

Vận động viên thể thao là đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay

Các vận động viên này thường phải sử dụng cánh tay quá mức, nên nguy cơ viêm khớp rất dễ xảy ra. Mặt khác, đối với bộ môn ném bóng, golf, tennis, nếu thực hiện sai kỹ thuật khi chơi cũng sẽ có nguy cơ gây viêm. Đặc biệt, những chấn thương trong quá trình luyện tập và thi đấu thể thao rất dễ dẫn tới viêm đau khớp khuỷu.

3.2. Một số đối tượng khác

Không chỉ các vận động viên thể thao, những đối tượng này cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng đau khớp khuỷu tay:
– Người làm nghề thợ mộc
– Công nhân xí nghiệp
– Thợ sửa ống nước
– Nhân viên văn phòng
– Đầu bếp
– Họa sĩ
– Công nhân xây dựng
Do đặc thù nghề nghiệp cần sử dụng khớp khuỷu tay nhiều và lặp đi lặp lại một động tác làm khớp bị đau, sưng. Hoạt động quá mức ở khớp lâu dần dễ gây ra viêm và đau nhức dữ dội hơn.

4. Biến chứng do viêm khớp khuỷu tay

Nếu người bệnh không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Hạn chế vận động: Khớp khuỷu ảnh hưởng tới các bộ phận liên quan như cổ tay, cẳng tay, bàn tay và ngón tay. Cơn đau nhức lan rộng khắp cánh tay khiến người bệnh khó vận động như bình thường. Người bệnh sẽ khó bê vác đồ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa…
– Khớp bị biến dạng: Nếu tình trạng viêm khớp tăng dần và sang giai đoạn nặng, khớp có thể bị méo mó về hình dạng, chồi to ra hoặc lệch sang một bên.
– Khớp bị teo, tàn phế: Khi bị viêm, đau, người bệnh thường ít vận động tay. Điều này khiến cho cơ trở nên yếu đi, gây ra hiện tượng teo cơ, thậm chí có thể dẫn tới tàn phế.

5. Điều trị viêm khớp khuỷu tay thế nào?

Viêm khớp khuỷu tay biến chứng thế nào?

>>>>>Xem thêm: Gãy xương tay bao lâu thì lành

Điều trị viêm khớp khuỷu tay cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau

5.1. Điều trị viêm khớp khuỷu tay tại nhà

Tùy vào mức độ viêm sẽ có phương pháp điều trị tương ứng:
– Nghỉ ngơi: Nên để khớp khuỷu tay nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, giúp giảm đau, giảm sưng. Người bệnh cần dừng các hoạt động có thể gây đau trong 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn, tùy vào tình trạng tổn thương. Sau đó sẽ vận động trở lại bình thường.
– Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm sưng, đau và ngăn tổn thương mô. Người bệnh nên sử dụng túi nước đá hoặc để đá trong chai nhựa và chườm lên khuỷu tay trong vòng 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần.
– Dùng nẹp hoặc băng khuỷu tay: Sử dụng băng đàn hồi để quấn quanh khuỷu tay giúp giữ ấm và chuyển động khớp không vượt quá giới hạn. Sử dụng nẹp làm giảm áp lực lên cánh tay trong khi thực hiện một số hoạt động nhất định.
– Kê cao khuỷu tay: Việc nâng khuỷu tay sẽ giúp giảm sưng và đau. Có thể chống khuỷu tay lên trên gối hoặc chân để khủy tay thoải mái hơn.

5.2. Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc giúp giảm đau và kiểm soát các triệu chứng viêm. Việc lựa chọn thuốc tùy vào mức độ bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để hỗ trợ điều trị bệnh như:
– Thuốc giảm đau.
– Thuốc chống viêm không có steroid.
– Thuốc giãn cơ.
– Corticosteroid.
Người bệnh cần tuân thủ liệu trình dùng thuốc của bác sĩ để điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

5.3. Vật lý trị liệu viêm khớp khuỷu tay

Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau do viêm khớp khuỷu tay. Phương pháp này tốn nhiều thời gian để có hiệu quả nhưng tác dụng sẽ kéo dài và ít rủi ro hơn so với sử dụng thuốc tây. Các phương pháp vật lý trị liệu mà người bệnh có thể áp dụng là:
– Kích thích dòng điện qua da.
– Siêu âm trị liệu
– Nhiệt trị liệu
– Massage giảm đau

5.4. Phẫu thuật viêm khớp khuỷu tay

Phẫu thuật được chỉ định khi các triệu chứng không cải thiện khi điều trị bằng các phương pháp trên. Có thể phẫu thuật nội soi hoặc thực hiện phẫu thuật mở để loại bỏ mô chết gây áp lực lên khuỷu tay.
Viêm khớp khuỷu tay khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của. Do đó, cần phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân qua kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *