Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở người trẻ, trung niên hoặc người cao tuổi. bệnh nếu không điều trị sớm sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn qua bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm thông tin về căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân nào gây nứt kẽ hậu môn?

Cho đến nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng:
– Nứt kẽ hậu môn là do đại tiện có khối phân to, rắn, chắc, lúc đại tiện sẽ gây chấn thương ống hậu môn, đặc biệt là bệnh táo bón dài ngày.
– Mắc các bệnh lý viêm đại tràng, trực tràng, trĩ nội, đặc biệt có thể gặp bệnh Crohn
– Phụ nữ sinh tự nhiên qua đường âm đạo: Ở một số phụ nữ khi cuối của thai kỳ do tử cung to, chèn ép vào các tĩnh mạch hồi lưu vùng chậu và làm các đám rối tĩnh mạch trĩ to ra.

Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

– Người cao tuổi do tuần hoàn bị trì trệ khiến lưu lượng máu đến vùng trực tràng giảm, hoặc do táo bón kéo dài với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bệnh thường gây triệu chứng gì?

Nứt kẽ hậu môn cấp tính thường sẽ lành sau đợt điều trị nội khoa, nhưng đôi khi tổn thương không lành sẽ xuất hiện tổn thương thứ phát.
Triệu chứng chính là đau hậu môn khi đi đại tiện và kéo dài một thời gian, sau đó dễ chịu hơn cho đến lần đi đại tiện kế tiếp. Thường bị đau nhói như vết cắt hoặc bị rách mỗi khi phân đi qua hậu môn, nhất là phân rắn.
Nhiều trường hợp đau kiểu nóng rát và kéo dài nhiều giờ sau khi đi đại tiện xong. Chảy máu có thể có nhưng thường số lượng máu không nhiều, máu có màu đỏ nhạt. Có thể chảy dịch ở vết nứt kẽ hậu môn (thấy dịch dính vào quần lót).
Triệu chứng ngứa hậu môn cũng thường gặp do sự kích thích của dịch tiết nứt kẽ hậu môn. Táo bón là triệu chứng thường thấy, đặc biệt ở người cao tuổi. Do bị kích thích nên hệ tiết niệu cũng có ảnh hưởng (bàng quang) gây nên triệu chứng đái buốt, đái rắt.

Tìm hiểu thêm: Đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn cần lưu ý điều gì

Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn

Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi đại tiện, đại tiện ra máu, mệt mỏi, suy giảm sức khỏe

Nứt kẽ hậu môn có gây biến chứng không?

Biến chứng của nứt kẽ hậu môn rất dễ bị nhiễm trùng từ phân và gây nên ổ áp-xe giữa hai cơ thắt hay áp-xe quanh hậu môn và nguy hiểm nhất là gây ra rò hậu môn, một bệnh khó khó điều trị bằng nội khoa và hay tái phát.

Vậy điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Khi bị nứt kẽ hậu môn cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng những phương pháp:
– Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày: Người bệnh thường được khuyên dùng thêm chất xơ, ăn nhiều rau, uống thêm nhiều nước, vận động cơ thể (chơi thể thao, cầu lông, đi bộ, bơi) thường xuyên.
– Kiên trì dùng thuốc: Căn cứ vào tình trạng bệnh và mức độ nặng nhẹ của nứt hậu môn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Người bệnh có thể uống thuốc chống táo bón, thuốc thoa tại chỗ hoặc kem nhét hậu môn nhằm chống viêm, giảm bớt sự khó chịu, bôi trơn để dễ đại tiện, giảm đau, làm giãn mạch và tăng cường lưu lượng máu đến, giúp mau lành vết nứt.

Tìm hiểu về bệnh nứt kẽ hậu môn

>>>>>Xem thêm: Chỉ số NEUT trong máu – Nguyên nhân tăng, giảm NEUT

Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa nhằm loại bỏ nhanh chóng bệnh

Ngoài ra, nên dùng một số thuốc giảm đau, giãn cơ. Tuy vậy, người bệnh không được tự động mua thuốc để tự chữa trị mà phải có đơn thuốc của bác sĩ. Nếu bệnh nứt kẽ hậu môn vẫn tiếp tục xuất hiện, không đỡ hoặc nặng thêm thì sẽ được bác sĩ khám bệnh tư vấn phẫu thuật.

Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp nào?

Có một vài phương pháp được sử dụng điều trị nứt kẽ hậu môn như:
– Nong hậu môn: Phẫu thuật này ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chit hẹp và được thực hiện với gây mê.
– Cắt cơ vòng hậu môn: Trong thủ thuật này, một vết rạch được tạo ra ở cơ vòng hậu môn để nới lỏng vết nứt hoặc rách, nhờ đó làm giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn.
– Thủ thuật STARR: Đây là kỹ thuật cắt túi sa trực tràng qua ngả hậu môn (STARR). Trong thủ thuật này, kẹp phẫu thuật được sử dụng để cắt mô thừa trong trực tràng.
Dù điều trị bằng phương pháp nào, phẫu thuật ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Tốt nhất người bệnh nên đi khám để được tư vấn, chữa trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *