Thông thường khi mắc một số bệnh như viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật… người ta có thể phải cắt bỏ túi mật (bằng phẫu thuật mở bụng hoặc cắt bỏ qua nội soi). Một vài lưu ý sau cắt túi mật dưới đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc biến chứng sau phẫu thuật.
Trong cơ thể, dịch mật được tiết ra liên tục từ các tế bào gan nhưng bình thường hầu hết lượng mật này được dự trữ ở túi mật. Cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml, tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30-60ml.
Bạn đang đọc: Lưu ý sau cắt túi mật Một vài lưu ý sau cắt túi mật
Túi mật thường bị cắt bỏ khi bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính, có sỏi quá to gây đau hoặc tắc đường mật, viêm teo túi mật, ung thư túi mật
Để chứa được lượng dịch mật này, túi mật hấp thụ hầu hết nước, Na, Cl và các chất điện giải trong dịch mật thông qua lớp niêm mạc. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn. Chức năng quan trọng nhất của mật là giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo cũng như các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E và caroten.
Túi mật thường bị cắt bỏ khi bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính, có sỏi quá to gây đau hoặc tắc đường mật, viêm teo túi mật, ung thư túi mật… nhưng chủ yếu nguyên nhân cắt là do sỏi túi mật.
Những lưu ý sau cắt túi mật
Chế độ ăn uống
Hiện nay chủ yếu tiến hành cắt bỏ túi mật qua nội soi. Phẫu thuật nội soi cắt túi mật có chuẩn bị thông thường là một phẫu thuật khá nhẹ nhàng đối với người bệnh, thường bệnh nhân ổn định sau 7-10 ngày; chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu đường mật trong và ngoài gan cũng như chức năng gan không bị tổn thương như viêm nhiễm, sỏi… thì không phải kiêng cữ gì.
Tìm hiểu thêm: 8 loại ung thư có liên quan tới béo phì
Sau khi cắt túi mật, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Tuy nhiên, sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật người bệnh nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế mỡ và những đồ ăn chiên rán, vừa ăn vừa thăm dò, nếu không thấy xuất hiện những khó chịu nào đáng kể thì có thể trở lại ăn uống bình thường.
Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao cũng vậy. Người bệnh sau khi cắt túi mật có thể trở lại hoạt động bình thường khi sức khỏe sau phẫu thuật ổn định. Bắt đầu từ những bài tập thể dục thể thao đơn giản đến những bài tập cần nhiều sức lực như chạy bộ, bơi…
Tập luyện kết hợp làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh quá sức cũng như cơ thể quá mệt mỏi mà ảnh hưởng tới sức khỏe và sự hồi phục bệnh.
Sau khi cắt túi mật cần lưu ý một số biến chứng
Tùy vào mức độ nặng-nhẹ của bệnh mà xuất hiện một số biến chứng sau phẫu thuật.
– Hội chứng sau cắt túi mật: đây là tình trạng kéo dài hoặc tái phát của những triệu chứng như đau bụng hoặc vàng da sau khi đã cắt túi mật.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bạch cầu tăng cao bạch cầu trung tính
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật (ảnh minh họa)
– Viêm dạ dày do dịch mật trào ngược: dịch mật tăng tiết xuống tá tràng, trào ngược lên dạ dày gây viêm dạ dày. Ngoài ra, có thể gặp một số biến chứng khác như viêm tụy do dịch mật tràn vào ống tụy, rối loạn vận động đường mật.
Người cắt bỏ túi mật không có nghĩa là sẽ không bị sỏi đường mật hoặc viêm nhiễm đường mật. Để dự phòng viêm nhiễm hoặc sỏi tái phát cần thực hiện ăn chín, uống sôi, uống thuốc tẩy giun 6 tháng một lần (để dự phòng loại sỏi do giun) và ăn đủ chất xơ, ăn nhiều đậu đỗ, lạc, vừng, hạn chế uống cà phê và thực phẩm có nhiều đường, bỏ thuốc lá (để dự phòng loại sỏi cholesterol).
Sau khi cắt túi mật một thời gian thích nghi, tiêu hóa trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu có tình trạng chán ăn, chậm tiêu, nổi mẩn ngứa… cần đến tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các thuốc điều trị kèm theo.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.