Thoái hóa khớp háng là trạng thái mà các mô liên kết và xương trong khớp háng bị suy giảm chất lượng, gây đau nhức, giảm khả năng cử động của người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần chữa thoái hóa khớp háng kịp thời, đúng cách để cải thiện chất lượng cuộc sống. Tham khảo các biện pháp kiểm soát triệu chứng từ chuyên gia, ngăn những nguy cơ gây hại sức khỏe qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Người bệnh nên làm gì để chữa thoái hóa khớp háng?
1. Điều trị thoái hóa khớp háng không phẫu thuật
1.1. Sử dụng phương pháp nội khoa chữa thoái hóa khớp háng
Các phương pháp nội khoa có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp nội khoa thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp háng:
– Giảm đau và viêm: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc giảm đau để giảm triệu chứng do thoái hóa khớp gây ra. Thuốc thường có hiệu quả trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tiếng tùy thuộc vào tình trạng người bệnh. Các loại thuốc như Diclofenac Ibuprofen, Naproxen,…không có tính gây nghiện, giúp hạn chế vấn đề phụ thuộc vào thuốc.
– Tiêm corticoid: Tiêm corticoid trực tiếp vào khớp háng là biện pháp hữu hiệu để giảm viêm và đau. Tuy nhiên, đây là giải pháp tạm thời và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của thoái hóa khớp háng.
– Tiêm dịch khớp: Quá trình tiêm dịch khớp sẽ giúp bôi trơn và cung cấp đệm cho khớp háng. Thuốc tiêm gồm chất tương tự dịch khớp tự nhiên, có thể giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của khớp.
Bệnh nhân cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều lượng hoặc đơn thuốc khác, tránh gây những tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
Việc sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp háng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ
1.2. Vật lý trị liệu và thiết bị hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng
– Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý có thể được áp dụng để tăng cường cơ xung quanh khớp háng, cải thiện khả năng di chuyển và giảm đau. Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến bao gồm liệu pháp nhiệt, điện trị liệu, laser và xoa bóp để giảm viêm và tăng cường tuần hoàn máu.
– Hỗ trợ bằng thiết bị: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như ống đặt vào khớp háng (khớp nhân tạo) hoặc nạng để giữ cho các bộ phận trong khớp ổn định và giảm đau.
Tuy nhiên, khi thoái hóa khớp háng đã tiến triển đến mức nghiêm trọng và gây hạn chế trong hoạt động hàng ngày, bác sĩ có thể xem xét phương pháp phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết thoát vị đĩa đệm L4 L5 và cách điều trị
Các bài tập vật lý giúp cải thiện khả năng di chuyển và giảm đau khớp háng
2. Điều trị thoái hóa khớp háng bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng trong trường hợp thoái hóa khớp háng nghiêm trọng và việc điều trị nội khoa không còn hiệu quả. Một số phương pháp ngoại khoa thường được sử dụng để chữa thoái hóa khớp háng gồm thay khớp háng, cắt bỏ gai xương,…
Việc lựa chọn phương pháp ngoại khoa sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, mức độ thoái hóa khớp háng và những yếu tố cá nhân khác. Biện pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia tại các bệnh viện uy tín.
3. Các thực phẩm hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng
3.1. Người bệnh thoái hóa khớp háng nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thoái hóa khớp háng và giảm triệu chứng liên quan. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục đều đặn giúp giữ cân nặng ổn định hoặc giảm cân. Điều này giúp giảm áp lực lên khớp háng, nhờ đó giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản mà người bị thoái hóa khớp háng nên áp dụng:
– Tăng cường tiêu thụ chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm và bảo vệ khớp. Hãy tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C (quả kiwi, dứa), vitamin E (hạt óc chó, dầu thực vật) và các chất chống oxy hóa khác như beta-carotene (cà rốt, cà chua).
– Cung cấp đủ canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe xương khớp. Hãy tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa, sản phẩm từ sữa không béo, hạt chia, cá hồi và rau xanh (rau cải, rau bina) trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D nếu cần thiết.
– Tăng cường tiêu thụ axit béo omega-3: Axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm và giảm triệu chứng thoái hóa khớp. Nên bổ sung cá hồi, hạt chia, hạt lanh và dầu cá trong các bữa ăn hàng ngày.
>>>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp gối ở người già và những điều cần biết
Chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp háng và giảm triệu chứng liên quan
3.2. Thực phẩm cần kiêng nếu bị thoái hóa khớp
Người bị thoái hóa khớp háng nên hạn chế những loại thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày:
– Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Các thực phẩm như thịt đỏ, đồ chiên xào bằng mỡ động vật cần được hạn chế. Bởi chất béo bão hòa làm tăng mức độ viêm và gây áp lực lên khớp.
– Thực phẩm chứa chất béo xấu: Chất béo xấu thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Chúng có thể gây viêm và tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
– Đồ ăn có nhiều đường: Các thức ăn chứa lượng đường cao có thể gây tăng viêm và khiến triệu chứng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp nên hạn chế tiêu thụ đường, đồ ngọt, nước ngọt có ga, bánh mì trắng và các sản phẩm từ bột mì trắng.
– Thực phẩm có hàm lượng kali cao: Thực phẩm chứa nhiều kali cao gồm một số loại cá, cà rốt, khoai tây, nấm, cà chua, nước dừa và dứa, có thể gây áp lực lớn lên khớp, gây viêm.
Hạn chế các thực phẩm trên có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp háng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là duy trì một chế độ ăn cân đối và đa dạng, bao gồm nhiều loại thực phẩm tươi, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để bảo vệ sức khỏe tổng quát và hỗ trợ cho quá trình điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả.
4. Vì sao thoái hóa khớp háng cần điều trị kịp thời?
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý cơ xương khớp phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp háng có thể gây ra các biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh như tăng cân, rối loạn giấc ngủ, teo cơ vùng cạnh khớp háng, hạn chế vận động, thậm chí mất khả năng xoay, gập người.
Ngoài ra, thoái hóa khớp háng có thể gây viêm, biến dạng khớp khiến người bệnh không thể di chuyển, tàn phế, trở thành gánh nặng cho người thân.
Để điều trị bệnh kịp thời căn bệnh này, ngay khi phát hiện triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị. Lưu ý, không nên tự điều trị tại nhà để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.