Quy trình khám tầm soát ung thư vú từ A-Z

Ung thư vú là bệnh lý ác tính có tốc độ phát triển và di căn nhanh chóng. Do đó việc sàng lọc định kỳ, phát hiện sớm ung thư có vai trò rất quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Vậy quy trình khám tầm soát ung thư vú bao gồm những bước nào? Có những phương pháp nào để tầm soát ung thư vú? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Quy trình khám tầm soát ung thư vú từ A-Z

1. Tìm hiểu về ung thư vú

1.1. Định nghĩa

Ung thư vú là một trong những tuýp ung thư thường gặp nhất. Đa số bệnh nhân là phụ nữ trên 50 tuổi nhưng độ tuổi trẻ hơn vẫn có thể mắc bệnh. Ung thư vú cũng xuất hiện ở nam giới tuy khá hiếm gặp.

Ung thư vú phát triển từ các tế bào ác tính, bắt nguồn từ thành ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy ở tuyến vú. Nếu ung thư vú được chẩn đoán sớm, khả năng chữa khỏi dứt điểm rất cao. Ngược lại nếu ung thư đã phát triển và di căn, khả năng chữa khỏi rất thấp và người bệnh có nguy cơ cao tử vong.

Bởi ung thư vú là bệnh có diễn biến âm thầm và ít biểu hiện ở giai đoạn đầu, đa số trường hợp được chẩn đoán khi khối u đã phát triển ra mô xung quanh tuyến vú. Đây gọi là ung thư vú xâm lấn. Ung thư vú xâm lấn có thể chia nhỏ thành nhóm đã xâm lấn mạch máu, hạch bạch huyết và nhóm chưa.

Một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú khi tế bào ung thư vẫn còn nằm hoàn toàn trong ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy. Đây gọi là ung thư tại chỗ do chưa có tế bào nào thoát khỏi nơi phát triển đầu tiên. Ung thư ống tuyến vú tại chỗ là loại thường gặp nhất của ung thư vú không xâm lấn. Nó dễ điều trị và có tiên lượng sống tốt hơn ung thư vú xâm lấn.

Quy trình khám tầm soát ung thư vú từ A-Z

Các vị trí ung thư vú di căn phổ biến nhất bao gồm xương, phổi, gan, não và tủy sống.

1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên đã xác định được một số yếu tố nguy cơ có khả năng gia tăng khả năng mắc bệnh. Cụ thể:

– Di truyền: Ước tính khoảng 10% trường hợp ung thư vú là do di truyền. Đột biến gen xảy ra ở hai gen BRCA1 và BRCA2 là một trong những yếu tố nguy cơ ung thư vú.

– Nữ giới: Phụ nữ có khả năng mắc ung thư vú cao hơn đàn ông.

– Tuổi tác: Nguy cơ ung thư vú tăng dần theo độ tuổi.

– Có bệnh sử ung thư vú: Nếu bạn đã từng bị ung thư vú, bạn có nguy cơ tái phát bệnh cao.

– Phơi nhiễm: Nguy cơ ung thư vú tăng cao nếu bạn đã từng xạ trị ngực khi còn bé.

– Béo phì: Mô mỡ sản xuất estrogen có thể thúc đẩy sự phát triển của một số loại ung thư.

– Dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn: Có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 55 tuổi tương quan với nguy cơ ung thư vú.

– Sinh con muộn: Phụ nữ có con lần đầu sau 35 tuổi có nguy cơ cao ung thư vú.

– Liệu pháp hormone hậu mãn kinh: Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone kết hợp estrogen và progesterone để điều trị các triệu chứng hậu mãn kinh có nguy cơ cao ung thư vú.

– Lạm dụng bia rượu và thuốc lá: Những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ bệnh tật.

2. Tìm hiểu quy trình khám tầm soát ung thư vú hiện nay

2.1. Xét nghiệm máu – Bước đầu tiên trong quy trình khám tầm soát ung thư vú

Để phát hiện bạn có nguy cơ ung thư vú hay không, bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm máu để đo nồng độ chỉ số CA 15-3. Đây là chỉ số xét nghiệm đặc trưng trong sàng lọc ung thư vú.

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ CA 15-3 nhỏ hơn 30 U/ml. Nếu kết quả này vượt mức 30 U/ml tức bạn có nguy cơ ung thư vú. Nếu kết quả tăng cao rõ rệt là dấu hiệu ung thư đã di căn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, xét nghiệm máu đơn lẻ không thể phát hiện đầy đủ bản chất ung thư bởi nó có thể cho kết quả giả. Chỉ số biểu thị âm hoặc dương tính đều có thể biến thiên tùy giai đoạn nên kết quả xét nghiệm máu cần được kết hợp với các kết quả chẩn đoán hình ảnh khác để kết luận bệnh chính xác.

2.2. Chụp nhũ ảnh

Phương pháp hiệu quả nhất trong sàng lọc ung thư vú chính là chụp nhũ ảnh. Đây là một kĩ thuật chụp x-quang đặc biệt dành cho tuyến vú. Lượng phóng xạ được sử dụng trong quá trình chụp rất nhỏ và không gây hại. Một khối u ác tính trên kết quả chụp nhũ ảnh sẽ có bờ không đều, cấu trúc biến dạng, tăng độ cản quang,… Bác sĩ sẽ dựa vào ảnh chụp để tìm kiếm các dấu hiệu ung thư vú hoặc các bất thường trên tuyến vú.

Để thực hiện chụp nhũ ảnh, bạn sẽ đặt vú lên một bệ đỡ và tấm ép của máy X-quang sẽ từ từ áp xuống. Áp lực này là cần thiết để dàn mỏng tuyến vú, giúp thu được hình ảnh chất lượng tốt nhất. Quá trình chụp chỉ kéo dài 1-2 phút, toàn bộ quy trình thăm khám thường không quá 20 phút. Khi thực hiện chụp, bạn có thể cảm thấy khó chịu do ngực bị ép. Hãy lưu ý lên kế hoạch thăm khám sau kỳ kinh nguyệt để giảm bớt khó chịu do ngực của bạn có thể nhạy cảm hơn ở thời điểm này.

Phụ nữ từ 50 tuổi trở nên được khuyến cáo chụp nhũ ảnh mỗi 2 năm. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định bạn thăm khám sớm và thường xuyên hơn.

Tìm hiểu thêm: Cận cảnh bé trai chào đời an toàn với 3 vòng dây rốn quấn cổ

Quy trình khám tầm soát ung thư vú từ A-Z

Chụp nhũ ảnh là phương pháp sàng lọc ung thư vú hiệu quả.

2.3. Chụp MRI vú

MRI là phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để tạo nên các hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong cơ thể. MRI tuyến vú được sử dụng phổ biến để xác định mức độ ung thư và tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có nguy cơ cao.

MRI vú là một phương pháp an toàn bởi bạn không cần lo sợ phơi nhiễm bức xạ. Tuy nhiên cũng như những phương pháp khác, nó tiềm ẩn một vài rủi ro sau:

– Dương tính giả: MRI vú có thể xác định khu vực nghi ngờ nhưng khi sinh thiết lại cho kết quả lành tính.

– Dị ứng thuốc cản quang: Khi thực hiện chụp MRI, bệnh nhân được tiêm thuốc để hỗ trợ thu hình ảnh rõ nét nhất. Thuốc này có thể gây các phản ứng dị ứng hoặc biến chứng ở bệnh nhân mắc bệnh thận.

Nhìn chung, phương pháp này có thể được sử dụng kết hợp với nhũ ảnh hoặc siêu âm tuyến vú nhưng không thể thay thế nhũ ảnh.

2.4. Sinh thiết –  Bước khẳng định chẩn đoán trong quy trình khám tầm soát ung thư vú

Sinh thiết là quá trình lấy mẫu mô nghi ngờ từ cơ thể bạn và tiến hành quan sát dưới kính hiển vi để xác định bản chất ung thư. Bác sĩ sẽ lấy sinh thiết bằng kim đâm vào khối u để hút tế bào. Đôi khi bác sĩ cần thực hiện tiểu phẫu để có thể lấy mẫu.

Để chủ động phòng ngừa ung thư vú từ sớm, bạn nên lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để duy trì một cơ thể và sức khỏe ổn định. Hiện nay có rất nhiều địa chỉ y tế triển khai gói khám tầm soát ung thư vú, nhưng Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI vẫn là cái tên được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn bởi:

– Gói khám được thiết kế khoa học, đầy đủ danh mục khám thiết yếu

– Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại, không gian thăm khám rộng rãi khang trang

– Thăm khám trực tiếp với đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm

Quy trình khám tầm soát ung thư vú từ A-Z

>>>>>Xem thêm: 5 lý do khiến người Việt dễ mắc ung thư gan

Người dân chủ động tầm soát ung thư vú tại Thu Cúc TCI.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn một số thông tin hữu ích về quy trình tầm soát ung thư vú. Hãy chủ động tầm soát ung thư định kỳ để bảo vệ được sức khỏe của mình!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *