Phẫu thuật amidan cho bé: Chấm dứt đau họng dai dẳng!

Đối với trẻ nhỏ, viêm amidan không phải là tình trạng hiếm gặp và nếu tình trạng amidan quá phát, dẫn đến nhiều biểu hiện khó chịu như khó nuốt, đau rát họng… thì việc phẫu thuật amidan là cần thiết để đảm bảo sức khỏe vùng hầu họng cho trẻ.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật amidan cho bé: Chấm dứt đau họng dai dẳng!

1. Bé 9 tuổi bị viêm amidan lâu ngày

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc viêm amidan nhất do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, khả năng chống lại virus, vi khuẩn kém. Trẻ trong độ tuổi 4 – 10 là giai đoạn hoạt động miễn dịch của amidan mạnh nhất, sau đó khả năng miễn dịch sẽ suy yếu dần ở từng trẻ, đây là lúc amidan rất dễ rơi vào tình trạng viêm nhiễm khi có sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Phẫu thuật amidan cho bé: Chấm dứt đau họng dai dẳng!

Bé T.V.T (9 tuổi) được chỉ định cắt amidan do tái phát nhiều lần

Bé T.V.T. (9 tuổi) là một trường hợp trẻ bị viêm amidan quá phát điển hình, đã đến thăm khám và tìm phương hướng điều trị tại Chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Theo gia đình của bé, V.T. đã gặp tình trạng viêm amidan khá lâu rồi, tuy nhiên những lần trước đi khám, tình trạng của bé không quá nghiêm trọng nên thường chỉ uống thuốc theo đơn của bác sĩ là đã cải thiện. Nhưng trong lần tái phát này, các triệu chứng bệnh của bé lại nặng và biểu hiện rõ rệt hơn trước, bé thường xuyên cảm thấy đau họng, vướng họng, khó nuốt, đôi lúc ngủ ngáy và hơi thở có mùi khó chịu.

Sau khi được kiểm tra, thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ Dương Văn Tiến – Trưởng phòng khám Tai mũi họng TCI, bé T. được chẩn đoán bị viêm amidan quá phát, gây khó khăn khi ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe nên cần phẫu thuật cắt amidan để có kết quả điều trị dứt điểm.

2. Điều trị viêm amidan ở trẻ nhỏ

Mặc dù có vai trò ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thế, nhưng nếu số lượng virus, vi khuẩn quá nhiều hoặc miễn dịch cơ thế bị suy yếu, amidan không đủ sức chống lại cũng trở thành cơ quan bị tấn công và viêm nhiễm. Lúc này, các ổ viêm sẽ phát triển mạnh tại amidan, gây viêm amidan, viêm vùng họng, nặng hơn thì có thể lan dần sang cả các cơ quan xung quanh.

Việc điều trị dứt điểm viêm amidan ở trẻ là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và giúp con phát triển theo đúng tiềm năng của cơ thể. Không phải bất cứ trường hợp nào cũng đều cần phải phẫu thuật cắt amidan, các bác sĩ tại Thu Cúc TCI luôn cố gắng điều trị nội khoa cho bé với các loại thuốc theo phương châm hạn chế kháng sinh, sử dụng kháng sinh ở mức tối thiểu nhưng vẫn đem lại hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên sẽ có những trường hợp amidan quá phát nặng hoặc gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ như trường hợp bé T.V.T. thì chỉ định phẫu thuật là lựa chọn thích hợp nhất.

2.1 Những trường hợp cần phẫu thuật cắt bỏ amidan

– Viêm amidan nhiều đợt cấp, xảy ra lặp lại từ 5 – 6 lần trong vòng một năm.

– Viêm amidan dẫn đến biến chứng: viêm tai giữa, viêm xoang hoặc nghiêm trọng hơn là viêm khớp, thấp tim, viêm cầu thận….

– Amidan có kích thước quá to (quá phát), cản trở ăn uống, gây ra ngủ ngáy, ngưng thở lúc ngủ.

– Viêm Amidan mạn tính kéo dài, không đạt hiệu quả dù điều trị nội khoa tích cực trong 4 – 6 tuần.

– Áp-xe quanh amidan và có ít nhất 1 lần phải nhập viện điều trị bệnh này.

– Viêm amidan hốc mủ (sỏi Amidan), nuốt vướng hoặc nghi ngờ là khối u ác tính.

2.2 Phẫu thuật Amidan bằng công nghệ Plasma Plus

Khi đưa ra chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan cho bé T., bố mẹ bé đều muốn con được trải nghiệm những dịch vụ, công nghệ phẫu thuật tốt để hạn chế biến chứng, con nhanh chóng hồi phục và sớm ổn định sức khỏe.

Lắng nghe những mong muốn của gia đình, bác sĩ Tiến đã tư vấn cha mẹ bé nên chọn phương pháp Plasma Plus hiện đại – phẫu thuật cắt amidan bằng dao Plasma cùng loạt ưu điểm: Hạn chế sưng đau – không chảy máu – không tổn thương mô lân cận – Tốc độ hồi phục nhanh.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phẫu thuật cắt amidan ở trẻ em

Phẫu thuật amidan cho bé: Chấm dứt đau họng dai dẳng!

Bé T. được phẫu thuật amidan bằng phương pháp Plasma Plus

Tất cả mọi ưu điểm ấy đều có được bởi những đặc điểm đặc biệt của dao Plasma mà các phương pháp khác không thể đem lại:

– Lưỡi dao Plasma mỏng dẹt, có thể uốn cong giúp bác sĩ dễ dàng thực hiện các thao tác cắt bỏ amidan trong môi trường cổ họng hẹp của các bé.

– Tính năng đông điện và hàn mạch tức thì giúp hạn chế tình trạng chảy máu khi phẫu thuật.

– Nhiệt lượng dao không quá cao, giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương các mô lân cận, từ đó vết mổ/cắt sẽ nhỏ hơn, nhanh chóng lành lại hơn.

Thời gian phẫu thuật amidan cho bé T. bằng công nghệ Plasma Plus chỉ diễn ra trong hơn 30 phút, được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ Tiến – người có kinh nghiệm 30 năm trong ngành và phẫu thuật cắt amidan thành công cho hàng chục nghìn bệnh nhân. Sau khi phẫu thuật, bé T. được đưa tới phòng hậu phẫu để theo dõi trong vòng 24 giờ và có thể xuất viện ngay sau đó.

2.3 Lưu ý chăm sóc hậu phẫu thuật amidan cho bé

Sau phẫu thuật amidan và được xuất viện về nhà, cha mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc con đúng cách để giúp vết thương nhanh lành và sức khỏe hồi phục tốt hơn:

– Bổ sung nhiều nước cho con, bao gồm cả nước lọc, các loại nước ép rau củ quả và nước canh để bổ sung chất lỏng, dưỡng chất, giữ ẩm cho cổ họng, giảm đau và tránh tình trạng mất nước.

– Tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ uống thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.

– Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để ngừa nhiễm trùng vết mổ. Nếu bé có các biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, cha mẹ hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn.

– Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, hạn chế nơi đông người và tiếp xúc những người đang mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh…vì sau khi phẫu thuật cơ thể bé còn yếu và hệ miễn dịch chưa được tốt, rất dễ lây bệnh và khiến việc hồi phục sức khỏe càng kéo dài.

3. Khi nào cha mẹ nên đưa con đi khám amidan?

Phẫu thuật amidan cho bé: Chấm dứt đau họng dai dẳng!

>>>>>Xem thêm: Đau cổ họng khi nuốt nước bọt – Nguyên nhân và cách xử trí

Khi thấy nghi ngờ con viêm amidan, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám

Các biểu hiện ban đầu của viêm amidan có thể gây nhầm lẫn với bệnh lý viêm họng, để xác định bước đầu xem tình trạng của con có đúng là bị viêm amidan hay không, cha mẹ cần nắm rõ những biểu hiện đặc trưng dưới đây và cho con đi khám khi thấy tình trạng tái phát nhiều lần, biểu hiện bệnh nặng dần và khiến bé mệt mỏi:

– Ho khan: giai đoạn đầu trẻ thường ho khan, đến khi chuyển sang giai đoạn viêm amidan hốc mủ, trẻ có thể sẽ ho kèm đờm vàng hoặc xanh.

– Đau ở vùng họng: vùng họng trẻ đau rát nên rất khó nuốt thức ăn và liên tục quấy khóc.

– Sưng phù amidan: khi có triệu chứng này, gần như có thể khẳng định chắc chắn rằng trẻ đang bị viêm amidan. Bố mẹ cũng có thể tự nhận thấy triệu chứng này khi soi vào cùng họng trẻ.

– Sốt: bên cạnh các triệu chứng trên, trẻ đồng thời có thể sốt cao gần 40 độ.

Nhận biết sớm triệu chứng viêm amidan ở trẻ để điều trị sớm là rất quan trọng bởi đây là tuyến miễn dịch có vai trò bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung. Cha mẹ không nên tự điều trị cho con tại nhà để tránh kéo dài thêm tình trạng bệnh lý, vô tình khiến bệnh nặng hơn. Khi thấy nghi ngờ con viêm amidan, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị dứt điểm dù là nội khoa – uống thuốc hay ngoại khoa – phẫu thuật amidan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *