Viêm khớp xương chậu là bệnh khá thường gặp. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kịp thời điều trị.
Bạn đang đọc: Viêm khớp xương chậu gây ra biến chứng gì và cách điều trị
1. Viêm khớp xương chậu là bệnh gì?
Viêm khớp xương chậu là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm xảy ra ở vị trí nối giữa xương cùng và khung xương chậu của cơ thể.
Đa số các trường hợp mắc bệnh được nhận định như một phần của tình trạng viêm cột sống. Các bệnh lý thuộc nhóm này gọi là “bệnh thoái hóa đốt sống”, bao gồm các tình trạng viêm cột sống, viêm khớp phản ứng và viêm khớp vảy nến.
Ngoài ra, viêm khớp cùng chậu cũng có thể là một thuật ngữ được sử dụng thay thế cho chứng rối loạn chức năng khớp ở xương chậu. Nguyên nhân là do triệu chứng lâm sàng, cả hai tình trạng đều bắt đầu bằng cơn đau khớp xương chậu. Đồng thời, viêm hoặc rối loạn chức năng khớp xương cùng, cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau tại vùng thắt lưng và lan xuống chân.
Tuy nhiên, viêm khớp xương chậu và rối loạn chức năng khớp xương có thể phân biệt nhờ phản ứng viêm. Viêm khớp chậu luôn có phản ứng viêm. Trong khi đó, rối loạn chức năng khớp xương có thể do viêm hoặc không do viêm. Điều này là do các cử động bất thường ở khớp xương chậu, cử động quá nhiều hay bất động trong thời gian dài.
- Viêm khớp xương chậu là nguyên nhân phổ biến gây ra cơn đau tại vùng thắt lưng và lan xuống chân.
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm khớp xương chậu
Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm khớp xương chậu là:
2.1. Chấn thương
Những người trẻ tuổi có nguy cơ cao mắc tình trạng viêm khớp xương chậu. Hầu hết người trẻ gặp chấn thương khi chơi thể thao, trong sinh hoạt hàng ngày hoặc do tai nạn giao thông… Chấn thương có thể tác động lên khớp xương và dây chằng xung quanh, gây ra tình trạng viêm.
2.2. Thoái hóa
Tuổi càng cao, xương khớp càng yếu đi và có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Trong đó có bệnh viêm khớp cùng chậu.
2.3. Viêm khớp
Một số bệnh như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến… là nguyên nhân dẫn tới đứt dây chằng và hư hại khớp cột sống, khớp xương chậu.
2.4. Mang thai
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều, đặc biệt là thay đổi về nội tiết tố. Lúc này, các cơ và dây chằng của xương chậu giãn ra, khiến cho các khớp xương chậu trở nên lỏng lẻo hơn bình thường. Tình trạng tăng cân khi mang thai cũng tạo thêm áp lực cho khớp xương chậu. Chính vì thế, khi mang thai khớp này dễ bị mòn đi và viêm.
2.5. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể gây ra viêm khớp cùng chậu. Chẳng hạn như tình trạng nhiễm khuẩn ở dây chằng, viêm phụ khoa, viêm đại tràng, viêm túi thừa sinh mủ do khuẩn Staphylococcus aureus…
2.6. Những trường hợp khác
Người mắc bệnh Gout, Lupus ban đỏ… cũng có nguy cơ viêm ở xương chậu cao hơn đối tượng khác.
3. Triệu chứng viêm khớp xương chậu thế nào?
Đau khớp xương chậu thường xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng, mông, lưng dưới. Một số trường hợp ít hơn, đau có thể ảnh hưởng đến chân, háng và bàn chân.
Dấu hiệu bệnh còn thể hiện qua:
– Tình trạng đau trở nên trầm trọng khi người bệnh đứng lâu. Đặc biệt, khi dồn trọng lực sang một bên chân, đi cầu thang, chạy bộ, xoay hông… cơn đau càng dữ dội.
– Khi ngồi hoặc đứng lâu, chân sẽ bị tê cứng.
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm khớp xương chậu chuyên khoa cơ xương khớp
- Đau nhức vùng lưng, hông do viêm khớp gây ra
– Chân khó co duỗi, khoanh tròn.
– Dáng đi thay đổi, vận động bị hạn chế do bị đau.
– Vùng khớp bị viêm có biểu hiện sưng đỏ, rát buốt.
– Ở thai phụ, cơn đau trầm trọng ở mọi tư thế.
– Đôi khi sốt nhẹ.
Đau do viêm xương chậu khá đa dạng. Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể đau dữ dội như có vật nhọn đâm vào hoặc đau âm ỉ, nhức buốt.
4. Biến chứng viêm khớp xương chậu gây ra
Tình trạng viêm khớp cùng chậu có thể gây ra một số biến chứng như:
4.1. Giảm khả năng vận động
Khi mắc bệnh lâu năm, những tổn thương có thể lan rộng, ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Điều này làm suy giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ teo cơ cho người bệnh.
4.2. Liệt chi
Những trường hợp tổn thương nghiêm trọng dây thần kinh có thể làm tăng nguy cơ dính khớp, thậm chí biến dạng khớp. Khi đó, bệnh nhân gặp khó khăn trong di chuyển, vận động. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác tê cứng, không xoay người được dẫn tới liệt chi.
4.3. Ảnh hưởng khả năng sinh sản
Nếu bị bệnh trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ có nguy cao viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng. Các bệnh này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ mang thai bên ngoài tử cung.
4.4. Giảm chất lượng cuộc sống
Những cơn đau khớp kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và trong lao động. Ngoài ra, người bệnh còn phải chi trả một khoản phí không nhỏ phục vụ cho việc điều trị bệnh.
5. Các cách điều trị viêm khớp xương chậu là gì?
Việc điều trị viêm khớp xương chậu phụ thuộc vào các triệu chứng của người bệnh. Đồng thời do nguyên nhân gây ra bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị bằng những phương pháp sau:
5.1. Dùng thuốc điều trị viêm khớp xương chậu
Tùy vào nguyên nhân gây đau, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng phối hợp các loại thuốc sau:
– Thuốc giảm đau.
– Thuốc giãn cơ, giảm co thắt các cơ liên quan đến khớp xương chậu.
– Thuốc ức chế TNF giúp giảm viêm khớp.
5.2. Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp xương chậu
Bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ người bệnh thực hiện các bài tập vận động xương khớp và kéo giãn để duy trì sự linh hoạt của khớp. Các bài tập tăng cường giúp ổn định nhóm cơ quanh khớp xương chậu.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng ống cổ tay và biểu hiện tê cổ tay, bàn tay cần nhận biết
- Bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp cho từng người bệnh
5.3. Phương pháp điều trị khác
Nếu các phương pháp nêu trên không thể làm thuyên giảm cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh:
– Tiêm khớp Corticosteroid để giảm viêm và giảm đau.
– Tần số vô tuyến: Năng lượng từ tần số vô tuyến có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn hoặc phá hủy một phần các mô thần kinh gây đau.
– Kích thích điện: Cấy máy kích điện vào xương chậu có thể giảm đau do viêm.
– Phẫu thuật hợp nhất: Mặc dù hiếm khi được sử dụng điều trị viêm khớp xương chậu, nhưng việc hợp nhất hai xương bằng phần cứng kim loại, cũng có thể giảm đau cho người bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.