Thoái hóa đốt sống cổ vừa gây ra các cơn đau nhức khó chịu lại vừa hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Nếu bạn hiểu rõ về bệnh lý sẽ giúp việc phát hiện và điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn. Vậy hãy cùng giải đáp về thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị
1. Kiến thức liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ thường bao gồm: biến đổi liên quan tới cấu trúc xương, các mấu khớp nằm ở giữa đốt sống, hay đĩa đệm bị mất nước, dây chằng liên gai, dây chằng dọc cột sống làm chèn ép các cấu trúc bên trong cột sống.
Tình trạng này dẫn đến những cơn đau ở vùng cổ, gây cứng cổ và có thể xuất hiện trạng thái tê bì ở tay do bị chèn ép các dây thần kinh ngoại biên. Nặng hơn có thể bị thoát vị đĩa đệm và làm hẹp ống chứa tủy sống, chèn ép tủy sống gây yếu hoặc liệt tứ chi.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và vận động của người bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ còn được biết đến với tên gọi: viêm khớp cổ. Tình trạng này nếu không được quan tâm và điều trị sớm, thì ngay tại các đốt thoái hóa có thể hình thành gai xương gây chèn ép các dây thần kinh.
2. Các phương pháp chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ
Chuẩn đoán chính xác với thoái hóa đốt sống cổ cũng có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng nhất là với quá trình điều trị sau này. Bệnh nhân nên kết hợp khám lâm sàng với xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh để có được kết quả chính xác nhất.
2.1. Khám các dấu hiệu lâm sàng
Thông qua trao đổi trực tiếp với người bệnh, bác sĩ cần nắm bắt được các thông tin liên quan đến: triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh,… Ngoài ra cũng cần thực hiện thêm một số kiểm tra đơn giản về: phản xạ, tình trạng cơ, phạm vi chuyển động của cổ,… Một vài trường hợp bác sĩ sẽ kiểm tra cả về cách bạn đi đứng.
Những dấu hiệu chính thường gặp ở người bị thoái hóa cổ như: chóng mặt, buồn nôn, yếu các chi, đau cứng vùng cổ nhất là buổi sáng, tê bì bàn tay, cánh tay.
2.2. Chuẩn đoán thông qua hình ảnh
Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm về hình ảnh khác như:
– Chụp X-Quang: đây là hình thức chuẩn đoán khá phổ biến và sẽ chụp các tư thế như: thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải trái. Từ phim chụp bác sĩ có thể phát hiện được một số các bất thường: có gai, mất đường cong sinh lý, lệch đĩa đệm, mất sụn, có khối u, hẹp lỗ liên hợp,…
– Chụp CT: phương pháp chuẩn đoán này để đánh giá được rễ thần kinh và cấu trúc bên trong của ống sống (những bất thường mà ở chụp X-Quang không thấy).
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): là phương pháp chuẩn đoán có độ chính xác cao với các trường hợp như chấn thương phần mềm, tổn thương dây thần kinh,…
3. Các phương án trong điều trị thoái hóa cột sống cổ
Hiện tại có ba phương pháp điều trị đối với thoái hóa cột sống cổ được áp dụng nhiều nhất đó là: điều trị ngoại khoa, nội khoa và vật lý trị liệu kết hợp. Mỗi cách điều trị sẽ có những ưu và nhược điểm riêng biệt:
3.1. Thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị nội khoa
Trong điều trị nội khoa, bệnh nhân sẽ được cải thiện triệu chứng qua một số loại thuốc như:
– Thuốc giãn cơ.
– Thuốc chống viêm không Steroid.
– Các loại giảm đau: Paracetamol, Codein.
– Tiêm trực tiếp Codein ở chỗ đau.
– Thuốc trị các dấu hiệu như: thuốc ức chế IL1, Glucosamine Suflate.
Những loại thuốc này đa phần có tác dụng giúp giảm đau, và hạn chế các triệu chứng. Đồng thời nó cũng không hoàn toàn khắc phục triệt để các cơn đau. Vì vậy, khi dừng thuốc các cơn đau hoàn toàn có thể quay lại, một số trường hợp còn trở lên nghiêm trọng hơn.
Điều trị nội khoa chủ yếu sẽ được áp dụng trong các cơn đau cấp và cần giảm đau để chờ các phương án điều trị khác. Tuy nhiên việc lạm dụng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến: dạ dày, gan,…
Tìm hiểu thêm: 6 loại thuốc chữa đau thần kinh tọa hiệu quả
Sử dụng thuốc trong việc điều trị thoái hóa cột sống cổ
3.2. Thoái hóa cột sống cổ và cách điều trị ngoại khoa
Thoái hóa cột sống cổ khi không được can thiệp sớm thì khả năng hồi phục và cải thiện các cơn đau là rất khó. Trường hợp bệnh nặng có thể sẽ phải tính đến phương án phẫu thuật. Tuy nhiên, đây lại là biện pháp can thiệp cực kỳ khó đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Do vậy mà với các trường hợp cần phải áp dụng điều trị ngoại khoa, người bệnh cần thăm khám kĩ lưỡng tại các cơ sở tin cậy để được chuẩn đoán chính xác vị trí thoái hóa và tình trạng cơ thể. Từ đó sẽ có các quyết định về can thiệp ngoại khoa hay không vào phần thoái hóa.
3.3. Trị liệu thần kinh kết hợp với vật lý trị liệu
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống,… được đánh giá là phương án an toàn và có hiệu quả dài lâu. Khi áp dụng cần được chú ý và luyện tập phù hợp. Từ từ người bệnh sẽ được nắn chỉnh cấu trúc xương khớp về đúng vị trí đồng thời giải phóng phần dây thần kinh bị chèn ép.
Vật lý trị liệu giúp đánh giá và giải quyết các bất thường liên quan đến tư thế và vận động. Chủ yếu phương pháp này sẽ gồm các bài tập kéo dài hay uốn cong cột sống nhằm ổn định và tăng cường cơ bắp. Bên cạnh đó người bệnh có thể trị liệu thông qua một số loại máy móc như: hồng ngoại, từ trường, laser,…
>>>>>Xem thêm: Phải làm gì khi bị bong gân, trật khớp
Vật lý trị liệu kết hợp trị liệu thần kinh với thoái hóa đốt sống cổ
4. Phòng ngừa với thoái hóa cột sống cổ
Để phòng ngừa bệnh xuất hiện hay hạn chế sự tiến triển, người bệnh có thể chú ý các vấn đề sau:
– Sắp xếp và phân bổ thời gian làm việc với nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Nên dành một vài khoảng thời gian ngắn trong ngày để xoa bóp và chăm sóc vùng cổ vai gáy.
– Hạn chế các cử động quá mạnh hay không đúng ở cổ.
– Không nên ngồi làm việc hay sử dụng máy tính quá lâu ở một tư thế. Bạn có thể tạm thời nghỉ ngơi và đứng dậy đi lại trong thời gian làm việc.
– Thường xuyên thực hiện các bài tập, vận động xương khớp hàng ngày để nâng cao độ dẻo dai và chắc khỏe.
– Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, vitamin phù hợp như: tôm, cua, ốc, cá, hoa quả, rau củ,…
– Thăm khám hoặc tái khám kịp thời để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng cũng lại gây nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh. Để việc điều trị đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý và phát hiện bệnh sớm. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.