Hình ảnh niềng răng mắc cài qua các giai đoạn

Niềng răng hiện nay là một trong những giải pháp nha khoa phổ biến. Phương pháp này giúp khắc phục nhiều khuyết điểm về cấu trúc hàm, vị trí răng, … Vậy niềng răng cần bao nhiêu thời gian và hình ảnh niềng răng qua các giai đoạn thay đổi thế nào?

Bạn đang đọc: Hình ảnh niềng răng mắc cài qua các giai đoạn

1. Tìm hiểu chung về thực hiện kỹ thuật niềng răng

1.1 Thế nào là thực hiện niềng răng?

Hình ảnh niềng răng mắc cài qua các giai đoạn

Niềng răng sẽ giúp răng sẽ được dịch chuyển về vị trí phù hợp, khắc phục khuyết điểm

Niềng răng là thuật ngữ dùng để chỉ một phương pháp khắc phục khuyết điểm răng miệng. Cụ thể, sau khi thực hiện niềng răng, răng sẽ được dịch chuyển về vị trí phù hợp. Sự dịch chuyển này được tạo ra bởi những khí cụ chuyên dụng. Từ đó, tình trạng răng miệng sẽ được cải thiện rõ rệt:

– Nâng cao tính thẩm mỹ.

– Cải thiện được những khó khăn ở trong quá trình ăn uống.

– Không cần thực hiện trồng răng giả trong trường hợp bị mất một hoặc một vài răng.

– Phòng ngừa sớm được những vấn đề răng miệng.

– Khắc phục được nhược điểm về cách phát âm.

1.2 Thời gian thực hiện niềng răng là bao lâu?

Quy trình niềng răng tốn khá nhiều thời gian nên chúng ta cần sự nhẫn nại cũng như hợp tác tốt với bác sĩ để đạt hiểu quả tối đa.Thông thường, thực hiện niềng răng sẽ mất từ 12-36 tháng. Cụ thể, thời gian niềng răng của từng người sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:

– Độ tuổi thực hiện.

– Sự phức tạp trong cấu trúc răng.

– Kinh nghiệm cùng chuyên môn của bác sĩ thực hiện.

– Phương pháp niềng răng được lựa chọn áp dụng.

– Thói quen ăn uống, thực hiện chăm sóc răng miệng.

Trong quá trình niềng răng, sự thay đổi sẽ diễn ra từ từ. Chúng ta sẽ không thể thấy răng thay đổi rõ ngay cho tới khi hoàn tất. Vì vậy, việc hiểu sự thay đổi của răng qua các giai đoạn rất cần thiết.

2. Hình ảnh niềng răng mắc cài qua các giai đoạn

Tìm hiểu thêm: Bao lâu lấy cao răng 1 lần? Tác dụng việc lấy cao răng 

Hình ảnh niềng răng mắc cài qua các giai đoạn

Tình trạng răng sẽ cải thiện dần trong suốt quá trình niềng

2.1 Giai đoạn kiểm tra và vạch phác đồ điều trị

Đây là giai đoạn thực hiện trước khi bắt đầu niềng răng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, đánh giá tình trạng cụ thể. Từ đó, chúng ta sẽ được tư vấn về phương pháp điều trị, chi phí thực hiện, … sao cho phù hợp hơn đối với nhu cầu và điều kiện của từng người.

Giai đoạn này khá quan trọng đối với thực hiện niềng răng. Tiền chỉnh nha sẽ giúp lên kế hoạch điều trị thích hợp với từng người. Cũng vì điều này, chúng ta cần lưu ý hơn trong việc lựa chọn nha khoa, bác sĩ thực hiện. Nha khoa uy tín, bác sĩ kinh nghiệm sẽ có thể đưa ra phác đồ có độ chuẩn xác cao ngay từ đầu.

2.2 Hình ảnh niềng răng giai đoạn đeo mắc cài

Sau khi đã có được kế hoạch điều trị cụ thể từ bác sĩ, quá trình niềng răng sẽ bắt đầu. Thông thường, sự thay đổi của hàm răng khi đeo niềng sẽ trải qua 3 giai đoạn:

2.2.1 Làm đều và làm phẳng dây cung

Đây là giai đoạn đầu tiên sau khi đeo niềng. Giai đoạn này thường sẽ kéo dài khoảng 4-6 tháng tùy thuộc vào độ lệch lạc của hàm răng. Các răng khi đó sẽ được sắp xếp thẳng hàng lại nhờ những dây cung nhỏ đàn hồi, kích thước tăng dần. Từ đó, răng sẽ vào hàng rất nhanh.

Tuy nhiên, với trường hợp răng hô, chúng ta cũng có thể xuất hiện tình trạng hô tăng do phần trục răng hơi ngả về trước. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết sớm vào giai đoạn tiếp theo.

2.2.2 Điều chỉnh tương quan răng hàm và thực hiện xử lý khoảng

Mục tiêu ở giai đoạn này chính là khắc phục bớt những khuyết điểm hô, móm. Đồng thời, răng có thể khớp tốt với nhau. Giai đoạn này sau khi kết thúc sẽ tùy từng trường hợp mà cần nhổ răng hoặc không. Nếu có nhổ răng, thời gian diễn ra giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 12 tháng.

Ở giai đoạn 2, dâu cung được sử dụng là dây vuông, khá cứng chắc. Gần như dây chỉ tác dụng giống như một đường trượt định hướng di chuyển răng. Răng sẽ được kéo lùi lại bởi những khí cụ giúp hỗ trợ dây chun, minivis, lò xo, loop, …

Bác sĩ đã tính toán trước chi tiết quá trình dịch chuyển của răng trong giai đoạn này. Mỗi khoảng trống, mỗi milimet đều được điều chỉnh, cắm vít, mài kẽ răng, … Sau khi kết thúc, tình trạng răng bị hô, món gần như đã được cải thiện hoàn toàn.

2.2.3 Tinh chỉnh kết thúc

Giai đoạn tiếp theo sẽ kéo dài khoảng 3-6 tháng. Giai đoạn này đóng vai trò tác động tới sự ổn định kết quả niềng. Răng có độ nghiêng nếu chưa chuẩn sẽ được điều chỉnh loại, đóng khớp chuẩn hơn. Sau đó, niềng răng sẽ được tháo ra.

2.3 Hình ảnh niềng răng giai đoạn tháo niềng, đeo hàm duy trì

Hình ảnh niềng răng mắc cài qua các giai đoạn

>>>>>Xem thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm ăn gì để cải thiện tình trạng?

Sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ chỉ định hàm duy trì phù hợp

Sau khi tháo bỏ niềng, răng đã tương đối ổn định. Ta cần đeo hàm duy trì, đây là phần rất quan trọng. Việc đeo hàm duy trì sẽ giúp ta đạt được hiệu quả ổn định, lâu dài hơn. Hiện nay, hàm duy trì có nhiều khá nhiều loại. Điển hình như hàm duy trì mặt lưỡi, máng trong suốt, hàm Hawley. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho chúng ta loại hàm phù hợp.

3. Lưu ý để duy trì hiệu quả sau khi thực hiện niềng răng

Tình trạng các răng quay lại ví trí ban đầu sau niềng răng là có thể xảy ra. Nguyên nhân là do những thói quen xấu chưa loại bỏ. Ví dụ như các thói quen cắn bút, dùng lưỡi đẩy răng, không đeo hàm duy trì đủ giờ và đều đặn, ăn nhai nhiều đồ cứng, … Từ đó, răng sẽ ngày càng xô lệch trở lại.

Thời gian cần thiết để đeo hàm duy trì sẽ bằng với thời gian đeo niềng răng. Điều này là bởi răng luôn có xu hướng quay về vị trí cũ vì sự co kéo của hệ dây chằng xung quanh răng cũng như sự cân bằng sinh lý giữa môi, má, lưỡi. Việc đeo hàm duy trì khoảng 2-3 năm sau đó sẽ giúp cho cơ thể chúng ta được tái lập lại sự cân bằng đó cho phù hợp với hiện trạng sau niềng.

Trên đây là những chia sẻ về hình ảnh niềng răng theo từng giai đoạn và những lưu ý để duy trì hiệu quả sau niềng. Cụ thể hơn, sau khi niềng răng, ta cần nghe theo và thực hiện những tư vấn, lưu ý bác sĩ đã đưa ra. Điều này sẽ giúp hiệu quả niềng được duy trì tốt, lâu dài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *