Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không là câu hỏi rất phổ biến. Hiện nay có nhiều phương pháp để làm giảm triệu chứng đau và ngăn bệnh tiến triển nặng. Cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về đau dây thần kinh tọa và các phương pháp điều trị căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?
1.Tổng quan về đau thần kinh tọa
1.1. Đau dây thần kinh tọa là bệnh gì, có triệu chứng như thế nào?
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức chạy dọc từ vùng lưng dưới kéo dài xuống vùng hông, lan xuống cả mông và chân. Cơn đau có nhiều cấp độ khác nhau, từ đau nhẹ nhàng đến âm ỉ hoặc đau dữ dội. Một số người miêu tả đôi khi cảm thấy như bị điện giật.
Ngoài ra, bệnh có thể đi kèm một số triệu chứng như tê, ngứa ran bàn chân, khó cúi người, khó xoay người sang hai bên.
Đau thần kinh tọa ảnh hưởng nhiều đến vận động, đi lại, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân
1.2. Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa
Bệnh phổ biến với nhóm người ở độ tuổi từ 30-50. Những người thường xuyên mang vác đồ nặng, ngồi sai tư thế, ít vận động có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
– Người cao tuổi mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp … dễ hình thành cơn đau thần kinh tọa.
– Cân nặng cũng là nguyên nhân vì cột sống chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trọng lượng cơ thể. Người bị thừa cân, phụ nữ mang thai rất dễ gặp tổn thương cột sống. Khi bị tổn thương cột sống sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có đau dây thần kinh tọa.
2. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không và các lưu ý khi điều trị
2.1. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không và bằng phương pháp nào?
Dây thần kinh tọa bị chèn ép khiến phần lưng, hông, chân luôn ở trong trạng thái đau nhức. Cơn đau khiến việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị hạn chế, tệ hơn có thể dẫn đến bị liệt hai chân.
Trả lời cho câu hỏi đau thần kinh tọa có chữa được không, chuyên gia Cơ xương khớp cho biết bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có phương án điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ đau và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ có các phương pháp để cải thiện tình trạng hiệu quả.
Một số phương pháp phổ biến để điều trị đau thần kinh tọa:
– Thuốc điều trị đau dây thần kinh tọa theo đơn của bác sĩ
– Vật lý trị liệu
– Tiêm cột sống
– Các liệu pháp thay thế
Nếu các phương pháp trên không làm tình trạng đau nhức thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để kiểm soát tình trạng bệnh. Phẫu thuật cũng giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm: Tra cứu giá Bệnh viện Thu Cúc
Điều trị đau thần kinh tọa bằng thuốc là phương pháp phổ biến, phù hợp với tình trạng đau nhẹ
2.2. Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không và các phương pháp giảm đau tại nhà
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà như:
– Chườm lạnh hoặc chườm nóng
+ Chườm lạnh: người bệnh đặt một túi chườm lạnh lên vùng bị đau sưng trong vòng tối đa 20 phút, thực hiện lặp lại vài lần một ngày. Lưu ý đá phải được bọc trong khăn sạch, nên thử độ lạnh trước khi chườm lên vùng tổn thương, tránh để bị bỏng lạnh.
+ Chườm nóng: người bệnh sử dụng túi chườm nóng, đèn sưởi ở chế độ thấp nhất để chườm lên vùng bị sưng đau. Cần lưu ý nhiệt độ để tránh tình trạng bị bỏng. Với tình trạng cơn đau kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp cả 2 phương pháp kể trên.
– Các bài tập kéo giãn dành cho bệnh nhân đau thần kinh tọa
Các động tác kéo giãn nhẹ nhàng sẽ làm cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa. Nên tìm đến chuyên gia để quá trình luyện tập đạt được hiệu quả tốt và tránh chấn thương. Khi đã tập quen, người bệnh có thể tự tập tại nhà để tình trạng bệnh được cải thiện hơn.
2.3. Thay đổi lối sống có ý nghĩa tích cực với việc điều trị bệnh
Bên cạnh những phương pháp nêu trên, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Một số lời khuyên từ chuyên gia cho bệnh nhân đau thần kinh tọa là:
– Người đau thần kinh tọa nên chú ý hạn chế dầu mỡ, muối trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả và các thực phẩm tốt cho xương khớp.
– Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp, ngồi thẳng lưng. Với dân văn phòng nên đứng lên đi lại, tránh tình trạng ngồi ì một chỗ quá lâu.
– Tập thể dục đều đặn, lựa chọn những môn vừa sức để tăng cường sức khỏe, giúp xương khớp dẻo dai hơn, giảm tình trạng co cứng cơ.
– Đối với bệnh nhân béo phì, thừa cân cần có chế độ ăn uống, luyện tập để giảm cân, tránh để cơ xương khớp chịu lực tác động quá lớn.
– Hạn chế rượu bia, chất kích thích vì đây là tác nhân gây loãng xương, ảnh hưởng hệ xương khớp và sức khỏe nói chung.
>>>>>Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì và cách điều trị
Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, tốt cho hệ xương khớp để cải thiện tình trạng đau nhức
3. Khi nào bệnh nhân đau thần kinh tọa nên đi gặp bác sĩ?
Với tình trạng đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ, cơn đau sẽ biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên nếu bệnh không thuyên giảm hoặc cơn đau càng tồi tệ và kéo dài hơn, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ xương khớp. Bệnh nhân đau thần kinh tọa cần lưu ý khi có các triệu chứng sau đây:
– Đột ngột đau nhức dữ dội ở vùng thắt lưng hoặc chân.
– Tê hoặc yếu cơ ở chân.
– Đau sau một chấn thương mạnh ví dụ như ngã, tai nạn giao thông.
– Đi tiểu tiện mất kiểm soát.
Khi đến thăm khám với bác sĩ, người bệnh cần trả lời các câu hỏi về thói quen vận động hàng ngày, miêu tả vị trí cơn đau trên cơ thể, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng…
Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm:
– Chụp X-quang
– Chụp cộng hưởng từ (MRI)
– Chụp (CT)
…
4. Những lưu ý dành cho bệnh nhân trong quá trình điều trị
Đau thần kinh tọa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như yếu tứ chi, bại liệt, khiến người bệnh không thể tự đi lại, không thể làm việc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và khiến bệnh nhân trở thành gánh nặng cho gia đình.
Ngay khi có dấu hiệu của đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn từ các chuyên gia, bác sĩ kinh nghiệm. Bệnh nhân và người nhà không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian, thuốc truyền miệng tại nhà vì dễ làm tình trạng đau biến chuyển xấu hơn.
Hi vọng bài viết trên đây đã trả lời được thắc mắc căn bệnh này có thể chữa khỏi không và đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc để có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.