Đau khớp khuỷu tay không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều bất tiện trong hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị bệnh qua bài viết dưới đây để có các biện pháp cải thiện hiệu quả.
Bạn đang đọc: Đau khớp khuỷu tay: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
1. Đau khớp khuỷu tay có phải là vấn đề nghiêm trọng?
Khớp khuỷu tay là một khớp có chức năng nối cánh tay và cẳng tay của con người. Nhờ cấu tạo đặc biệt gồm ba phần đó là phần bên ngoài, phần bên trong và phần xung quanh, khớp khuỷu tay giúp các hoạt động xoay cánh tay, gập và duỗi diễn ra một cách linh hoạt.
Đau khuỷu tay là một biểu hiện bệnh đáng chú ý. Đây là triệu chứng báo hiệu tình trạng gân cơ tại thành khuỷu tay bị giãn, viêm, rách hoặc đứt. Ngoài cảm giác đau, người bệnh có thể gặp các tình trạng sưng đỏ hoặc biến dạng khớp, cản trở hoạt động làm việc và sinh hoạt thông thường.
Đau khớp khuỷu tay là dấu hiệu cho thấy gân bị viêm, giãn hoặc đứt
2. Nguyên nhân gây ra đau khuỷu tay
2.1. Bệnh gout
Gout là bệnh thường gặp ở các phụ nữ tuổi mãn kinh hoặc nam giới sau tuổi 40. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người trẻ có lối sống không lành mạnh cũng dễ mắc phải bệnh gout. Người mắc bệnh gout có một lượng axit uric lớn tích tụ trong máu. Lâu dài các axit uric này sẽ đọng lại tại các khớp gây ra viêm, dẫn đến tình trạng sưng tấy, gây đau đớn tại các khớp.
Các biểu hiện của người bị đau khuỷu tay do gout có thể kể đến như:
– Các cơn đau xuất hiện khi ăn hải sản, nội tạng động vật, uống rượu bia. Đau nghiêm trọng sau khi sử dụng thuốc lợi tiểu, hóa chất trị ung thư.
– Khi sờ da quanh khớp có cảm giác nóng, sưng đỏ.
– Cơ thể mệt mỏi hoặc sốt.
Những người mắc bệnh gout dễ gặp phải tình trạng đau khuỷu tay
2.2. Thoái hóa khớp gây đau khớp khuỷu tay
Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tại khuỷu tay. Ngoài cảm giác đau tại vùng khớp viêm, người mắc bệnh thoái hóa khớp có thể gặp phải các triệu chứng sau:
– Sưng hoặc biến dạng tại khớp viêm.
– Khớp tay tạo ra các âm thanh khi duỗi thẳng hoặc uốn cong khớp.
2.3. Đau khớp khuỷu tay do vảy nến
Đau khuỷu tay nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến. Đau khớp sẽ xảy ra sau khi người bệnh mắc vảy nến. Người bị viêm khớp khuỷu tay do viêm khớp vảy nến sẽ bị tổn thương khớp vĩnh viễn. Các triệu chứng của bệnh nhân bị đau khớp khuỷu tay do viêm khớp vảy nến gồm:
– Đau đớn tại các khớp, gân, cột sống
– Sưng khớp hoặc khuỷu tay, ngón tay
– Bong da đầu, rỗ móng tay hoặc đỏ mắt
Người mắc viêm khớp vảy nến có nguy cơ tàn phế, mất khả năng hoạt động.
Tìm hiểu thêm: Nội soi điều trị thoát vị đĩa đệm ít làm ảnh hưởng
Vảy nến là một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp khuỷu tay nghiêm trọng
2.4. Viêm khớp dạng thấp
Ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch có thể bị rối loạn, tấn công và gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Hệ miễn dịch của cơ thể tấn công một cách mạnh mẽ thông qua kháng thể vào các khớp và gây viêm khớp, bao gồm khớp khuỷu tay. Bệnh nhân bị đau khuỷu tay do viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện đau âm ỉ, nóng tại vùng khớp.
2.5. Đau khớp do mắc lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm khớp. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức có thể tấn công nhầm vào các khớp, dẫn đến tình trạng đau khớp, đặc biệt tại các khớp bàn tay, bàn chân. Ngoài ra khớp tại vùng khuỷu tay cũng dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh này.
2.6. Các nguyên nhân khách quan
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng viêm, đau khuỷu tay thì có một số yếu tố từ bên ngoài dẫn đến tình trạng này. Cụ thể như:
– Chấn thương: Người bệnh gặp tai nạn hoặc chấn thương tại các vùng khớp nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, xương phát triển không đều,…
– Chơi thể thao sai cách: Chơi thể thao sai cách, thực hiện sai các động tác kỹ thuật là nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương và đau khớp.
– Hoạt động mạnh: Những người phải hoạt động cánh tay với cường độ cao như bê vác, sửa chữa,… có nguy cơ cao bị đau khớp.
Chơi thể thao sai kỹ thuật có thể gây đau, viêm khớp
3. Các đối tượng có nguy cơ cao bị đau khớp khuỷu tay
Những người hoạt động cơ tay nhiều là đối tượng có nguy cơ cao mắc đau khuỷu tay như:
– Vận động viên các môn thể thao dùng tay: vận động viên chơi tennis, võ sĩ, người chơi golf hoặc người tập tạ.
– Người làm việc hoạt động cơ tay liên tục: họa sĩ, công nhân, thợ điêu khắc, thợ mộc, đầu bếp.
Ngoài ra các đối tượng như người cao tuổi hoặc người có tiền sử gia đình bị viêm khớp cũng sẽ có nguy cơ bị đau khớp cao hơn các đối tượng khác.
4. Các cách điều trị đau khuỷu tay
Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng mà người bị đau khuỷu tay sẽ có các phương pháp điều trị cụ thể.
– Điều trị nội khoa: Bao gồm các biện pháp như uống thuốc, sử dụng các phương pháp trị liệu như siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, thực hiện các bài massage giảm đau. Các phương pháp này có hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ với người bệnh nhưng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
– Phẫu thuật: Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật trong trường hợp các cơn đau không giảm mà ngày càng nghiêm trọng dù đã uống thuốc hoặc áp dụng vật lý trị liệu. Các bác sĩ loại bỏ mô gây áp lực tại vùng khuỷu tay bằng phương pháp phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi. Các phương pháp này chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm điều trị kết hợp nội khoa và tập luyện
Sử dụng các biện pháp trị liệu khoa học như siêu âm, nhiệt trị liệu giúp điều trị đau khuỷu tay hiệu quả
5. Thăm khám với bác sĩ để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm
Đau ở khuỷu tay là dấu hiệu nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời để không gặp phải các triệu chứng sau:
– Khuỷu tay bị bầm tím và sưng đỏ cùng các cơn đau dữ dội.
– Người bệnh sốt cao và không cắt sốt.
– Xuất hiện các cơn đau nghiêm trọng khi cử động cánh tay. Không thể xoay, duỗi hoặc gập cánh tay.
Đau khuỷu tay không thường xuyên có thể không gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra với tần suất liên tục, bạn cần phát hiện kịp thời nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.