Nguyễn Phạm Linh Đan (10 tuổi) là một trong những bệnh nhân có thắng lưỡi dính được phát hiện muộn, do đó, cha mẹ của bé đã rất lo lắng không biết dính thắng lưỡi có nguy hiểm không và có khiến cho sự phát triển của con sau này bị ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu rõ hơn về dị tật này trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ 10 tuổi dính thắng lưỡi có nguy hiểm không? Quá trình điều trị ra sao?
1. Dính dây thắng lưỡi là gì? Trẻ dính thắng lưỡi có nguy hiểm gì không?
Dính thắng lưỡi là một dị tật có khoảng 5% trẻ em sơ sinh mắc phải. Dính thắng lưỡi khiến cho trẻ khó bú, chậm lớn và khó phát âm trong giai đoạn tập nói.
1.1. Dính thắng lưỡi là gì?
Thắng lưỡi (hay còn gọi là phanh lưỡi) có hình dạng tam giác, giúp liên kết giữa sàn miệng và mặt dưới của lưỡi. Thắng lưỡi có chức năng giúp cố định chuyển động lưỡi, giúp con người có thể phát âm và ăn uống dễ dàng hơn.
Dính thắng lưỡi là một trong những dị tật được ghi nhận ngay từ khi sinh ra. Đây là một dạng tật bẩm sinh nhẹ mà trẻ nào cũng có nguy cơ mắc phải do cấu tạo dây thắng lưỡi ngắn hơn bình thường khiến cho các cử động bình thường của lưỡi gặp hạn chế.
Theo một số thống kế, khoảng 5% trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ bị dính thắng lưỡi và các bác sĩ thường sẽ phát hiện ngay từ những tháng đầu tiên sau sinh trong quá trình thăm khám định kỳ hoặc tiêm chủng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp được cha mẹ phát hiện muộn hơn trong quá trình sinh hoạt.
1.2. Trẻ bị dính thắng lưỡi có nguy hiểm gì không?
Nhiều cha mẹ có thắc mắc rằng dính thắng lưỡi có nguy hiểm cho trẻ không? Theo các chuyên gia, đây là dị tật dạng nhẹ sẽ gây ảnh hưởng cho trẻ trong việc bú sữa mẹ, lớn dần lên là khó khăn trong việc phát âm, giao tiếp. Điều này sẽ khiến cho trẻ lên cân chậm, kỹ năng giao tiếp hạn chế hơn so với các bạn đồng trang lứa.
src2. Những dấu hiệu của Linh Đan khiến cha mẹ nghi ngờ bé bị dính thắng lưỡi
Thắng lưỡi bị dính có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện của dính thắng lưỡi, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị.
Chia sẻ với chúng tôi về việc phát hiện con bị mắc tật dính thắng lưỡi, cha mẹ Linh Đan cho biết con có các biểu hiện rõ rệt như:
– Đầu lưỡi của con không thể thè ra bên ngoài môi được
– Lưỡi của con bị hạn chế cử động, việc phát âm bị ngọng
– Đầu lưỡi của con không thể chạm được đến nóc vòm họng
Ngoài ra, theo bác sĩ, khi dính thắng lưỡi trẻ còn có thể có các biểu hiện khác như:
– Trẻ khi khóc đầu lưỡi sẽ có hình trái tim
– Khi trẻ thè lưỡi thì hình dáng sẽ là nhọn hoặc vuông
– Các răng cửa hàm dưới cũng bị ảnh hưởng nghiêng hoặc hở khi trẻ dính thắng lưỡi
– Ở thời kỳ sơ sinh trẻ sẽ gặp chướng ngại khi bú sữa, lớn dần thì việc tập phát âm cũng khó khăn.
3. Thăm khám và kết luận
Sau quá trình thăm khám và kiểm tra, các bác sĩ tại Thu Cúc TCI đã xác định Linh Đan dính thắng lưỡi ở mức độ 3-4, vậy nên việc phẫu thuật cắt thắng lưỡi là điều cần thiết để bảo đảm con có thể phát âm được bình thường khi đi học, đặc biệt là các tiếng ngoại ngữ cần sử dụng đến lưỡi nhiều như tiếng Anh.
Việc xác định mức độ dính dây thắng lưỡi ở trẻ sẽ phụ thuộc và chiều dài đo được của thắng lưỡi tính từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào mặt dưới bên lưỡi. Mức độ dính thắng lưỡi của trẻ sẽ được chia theo 4 mức độ:
– Mức độ 1:
Đây là mức độ dính thắng nhẹ nhất, chiều dài đo được từ 12 – 16mm.
– Mức độ 2:
Thắng lưỡi của trẻ có chiều dài từ 8 – 11mm.
– Mức độ 3:
Đây là mức độ khá nặng của tật dính thắng lưỡi với chiều dài dưới 10mm, chỉ khoảng từ 3-7mm.
– Mức độ 4:
Đây là mức độ nặng nhất của tật thắng lưỡi bị dính với chiều dài dưới 3mm. Trẻ không thể cong được lưỡi lên bình thường như các trẻ khác.
4. Trẻ bị dính thắng lưỡi phải làm sao?
Tìm hiểu thêm: Viêm xoang mũi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đối với những mức độ dính thắng nặng, trẻ cần được can thiệp phẫu thuật để lưỡi không còn bị hạn chế hoạt động nữa.
Ngay khi nghi ngờ con bị dính thắng lưỡi, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện có chuyên môn điều trị tật dính thắng để được thăm khám cũng như kiểm tra, đánh giá chính xác mức độ dị tật xem có phải cắt hay không.
Trường hợp của bé Linh Đan bác sĩ xác định tình trạng thắng dính ở cấp độ 3 – 4 nên cần phải cắt sớm để loại trừ khả năng khó phát âm, bé bị ngọng trong quá trình học ngôn ngữ.
Ngoài ra, trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình các phương pháp phẫu thuật dính thắng hiện nay bao gồm 2 cách:
– Cắt thắng lưỡi bằng phương pháp cắt gây tê
– Phẫu thuật dính thắng lưỡi bằng dao Plasma
4.1. Cắt thắng lưỡi bằng phương pháp gây tê
Đây là phương pháp dành cho các bé có thể phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình cắt. Đối với phương pháp gây tê này, bác sĩ sẽ sử dụng dao laser hay còn được gọi là dao điện để thực hiện phẫu thuật. Khi cắt thắng lưỡi bằng phương pháp gây tê, trẻ không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện và chi phí cũng thấp hơn, phù hợp cho đại đa số gia đình. Đây cũng là phương pháp mà gia đình Linh Đan lựa chọn để xử lý dây thắng lưỡi cho con.
4.2. Sử dụng phương pháp cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma
Đây là phương pháp phẫu thuật dính thắng lưỡi hiệu quả, có nhiều ưu điểm vượt trội hiện nay. Đối với phương pháp này, trẻ sẽ cần gây mê với lượng thuốc mê thấp, do đó, trước khi phẫu thuật, trẻ cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng để có thể làm các xét nghiệm chính xác hơn.
Đối với dao Plasma, phương pháp này chỉ mất vài phút để thực hiện và đặc biệt giảm thiểu tối đa biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Trẻ cũng chỉ mất 1 tiếng theo dõi trước khi ra về.
5. Sau khi cắt thắng lưỡi cần chăm sóc trẻ thế nào?
>>>>>Xem thêm: Cách điều trị viêm họng mạn tính bạn cần biết
Chăm sóc trẻ hậu phẫu thuật cắt thắng lưỡi hết sức đơn giản và dễ thực hiện.
Cắt thắng lưỡi, đặc biệt là khi cắt bằng dao Plasma, trẻ không cần phải kiêng khem quá nhiều. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ vừa cắt thắng lưỡi bao gồm:
– Không nên để trẻ cắn hoặc ngầm các vật cứng vì có thể khiến cho vết thương chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng
– Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho trẻ hàng ngày, đặc biệt là sau khi ăn.
– Uống nhiều nước để miệng của trẻ luôn sạch sẽ
– Luyện tập vận động lưỡi nhẹ nhàng cho trẻ để trẻ có thể quen dần với cử động của lưỡi
Chỉ sau một tiếng theo dõi, Linh Đan đã có thể ra về. Con cho biết việc cắt thắng lưỡi tại Thu Cúc TCI không hề đau đớn. Các bác sĩ và điều dưỡng đã rất tận tình hướng dẫn, trấn an để con có thể tự tin hơn khi bước vào quá trình cắt thắng.
Nếu cha mẹ có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề cắt thắng lưỡi cho con, tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.