Dán răng sứ Veneer là một phương pháp nha khoa phổ biến để cải thiện nụ cười. Tuy nhiên, khi thực hiện một cách không chính xác, quá trình này có thể gây ra những hệ lụy đáng gờm. Hãy cùng điểm qua những hệ lụy tiềm ẩn khi dán Veneer răng sai kĩ thuật.
Bạn đang đọc: Dán Veneer răng và hệ lụy khi thực hiện sai kĩ thuật
1. Quy trình dán răng sứ Veneer đúng kĩ thuật
Trước khi gắn miếng dán sứ Veneer, răng thật sẽ được mài bớt một lớp mỏng để tạo khoảng trống phù hợp
Phương pháp dán răng sứ Veneer thường bao gồm các bước sau:
– Kiểm tra và lập kế hoạch: Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành xét nghiệm, chụp hình và lập kế hoạch. Quá trình này để xem xét điều chỉnh kích thước, hình dáng và màu sắc của Veneer phù hợp.
– Chuẩn bị răng: Sau khi xác định kế hoạch, bác sĩ sẽ mài bớt men răng. Lớp men răng được mài bớt rất ít, đủ để tạo không gian. Quá trình này sẽ đảm bảo rằng miếng dán sứ Veneer được gắn chính xác và không làm tăng kích thước của răng.
– Chụp khuôn và tạo răng tạm thời: Bác sĩ sẽ tạo một khuôn, lấy dấu răng sau khi mài. Sau đó, răng giả sẽ gắn lên tạm thời để bảo vệ răng trong quá trình chế tạo miếng dán sứ.
– Gắn miếng dán sứ: Khi miếng dán Veneer hoàn thiện, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí, màu sắc và sự phù hợp của nó trước khi gắn lên răng vĩnh viễn. Miếng dán sứ sau đó sẽ được gắn bằng keo chuyên dụng và ánh sáng UV.
Phương pháp này mang lại kết quả tự nhiên và đẹp mắt khi được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có kỹ năng và kinh nghiệm.
2. Vì sao dán răng sứ Veneer được nhiều người sử dụng?
Tìm hiểu thêm: Hàm răng chữ U và cách khắc phục cung răng xấu
Phương pháp dán Veneer răng đem tới nhiều ưu điểm nổi bật
Phương pháp dán sứ Veneer được nhiều người lựa chọn sử dụng là bởi hiệu quả nổi bật sau khi thực hiện. Cụ thể:
– Cải thiện nụ cười: Một trong những lý do chính đằng sau việc dán răng sứ Veneer là để cải thiện nụ cười. Veneer có thể giúp cải thiện màu sắc, hình dáng và vị trí của răng. Từ đó, nụ cười sẽ đều đặn, tự nhiên và hấp dẫn hơn.
– Răng bị tổn thương: Đối với những người có răng bị tổn thương, có các vết nứt nhỏ, Veneer có thể che đi. Răng sẽ được mang lại vẻ ngoại hình hoàn hảo hơn.
– Giảm bớt khoảng trống giữa răng: Veneer cũng có thể được sử dụng để giảm bớt khoảng trống giữa răng. Sau khi thực hiện, răng đều đặn và cân đối hơn. Tình trạng răng thưa kẽ sẽ được khắc phục.
– Khả năng thay đổi hình dáng răng: Veneer cho phép điều chỉnh hình dáng của răng. Áp dụng phương pháp này, sự mất cân đối của răng trên cung hàm sẽ không còn là vấn đề.
– Hạn chế mài răng: So với các phương pháp khác như răng sứ hay trám răng, việc dán Veneer ít mài răng hơn. Men răng tự nhiên sẽ được bảo toàn.
3. Những điểm hạn chế của dán răng sứ Veneer
Mặc dù dán răng sứ Veneer mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đi kèm với một số hạn chế:
– Veneer có thể bị hỏng: Mặc dù Veneer được làm từ vật liệu chắc chắn nhưng vẫn có thể bị vỡ hoặc bong ra nếu bị va đập hoặc áp lực mạnh.
– Khó khăn trong việc tái điều chỉnh: Một khi Veneer đã được gắn lên răng, việc thay đổi hình dáng hay màu sắc của chúng có thể gặp khó khăn.
– Khó khăn trong việc duy trì và vệ sinh: Vệ sinh răng miệng và duy trì Veneer yêu cầu sự chú ý, có thể trong một số trường hợp sẽ gây.
– Chỉ có thể phục hình răng ở mức độ hư hỏng nhẹ: Veneer là một lớp mỏng được gắn lên bề mặt trước của răng để cải thiện vẻ ngoại hình. Do đó, những miếng dán sứ này thường chỉ bao phủ một phần nhỏ của răng, không thể phục hồi hoặc bảo vệ răng bị gãy lớn hoặc bị hỏng nặng.
4. Tầm quan trọng của lựa chọn nha khoa uy tín thực hiện dán sứ Veneer
>>>>>Xem thêm: Diệt tủy răng có ảnh hưởng gì không?
Lựa chọn nha khoa uy tín sẽ hạn chế việc gắn răng sứ Veneer sai kĩ thuật
4.1 Hệ lụy khi dán Veneer răng sai kĩ thuật
Khi dán Veneer răng sai kỹ thuật, có thể xuất hiện một số hệ lụy và vấn đề không mong muốn, bao gồm:
4.1.1 Răng trở nên nhạy cảm
Quá trình chuẩn bị răng để dán Veneer có thể làm mất men bề mặt của răng. Điều này có thể làm tăng độ nhạy cảm của răng đối với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt.
4.1.2 Kích thước và hình dáng không tự nhiên
Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, Veneer có thể không phù hợp với răng thật. Điều này dẫn đến vẻ ngoại hình không tự nhiên hoặc không đều. Bên cạnh đó, lựa chọn màu sắc không phù hợp hoặc không tương thích với màu sắc tự nhiên của răng có thể tạo ra sự không đồng nhất. Hàm răng sẽ bị lộ sứ khi cười.
4.1.3 Tình trạng men răng bị hỏng
Quá trình chuẩn bị răng trước khi gắn Veneer có thể làm mất men răng tự nhiên nếu thực hiện sai kĩ thuật, tính toán không đúng. Từ đó dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.
4.1.4 Veneer bị bong ra hoặc vỡ
Nếu không được gắn chính xác hoặc nếu Veneer không được làm từ vật liệu chất lượng, có thể dẫn đến tình trạng Veneer bị bong ra hoặc vỡ khi đang sử dụng.
4.1.5 Khó khăn trong việc vệ sinh
Nếu Veneer không được gắn chính xác, có thể tạo ra khoảng trống giữa Veneer và răng tự nhiê. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh và làm sạch. Những mảng bám và vi khuẩn sẽ tồn đọng, tấn công răng.
Để tránh những hệ lụy trên, quan trọng để chọn bác sĩ nha khoa có kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện quá trình dán răng sứ Veneer.
4.2 Tiêu chí lựa chọn nha khoa dán Veneer răng phù hợp
Để chọn một nha khoa uy tín để thực hiện dán Veneer răng có một số tiêu chí quan trọng bạn nên xem xét:
– Kinh nghiệm và chuyên môn của nha sĩ hoặc nha khoa thực hiện
– Nha khoa được đánh giá tốt từ những khách hàng trước đây
– Nha khoa có sử dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
– Xem xét kĩ hình ảnh trước và sau điều trị của các bệnh nhân trước đây.
– Nha khoa tư vấn kỹ về chi phí và chính sách hỗ trợ trước khi thực hiện
– Chất lượng vật liệu sử dụng cần đảm bảo, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ.
Việc thực hiện dán răng sứ Veneer không chỉ là việc cải thiện vẻ ngoài. Đó còn là quyết định quan trọng, tác động sức khỏe răng miệng. Để đảm bảo quá trình này diễn ra thành công và an toàn, ta cần lưu ý hơn khi lựa chọn nha khoa. Việc này sẽ giúp tránh dán Veneer răng sai kĩ thuật.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.