Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến đối với nữ giới trên toàn thế giới. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Dưới đây là một số khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung để chị em nắm rõ.
Bạn đang đọc: Khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung cho nữ giới
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư khởi phát tại cổ tử cung – khe hẹp nối giữa âm đạo và tử cung. Cổ trong cổ tử cung bình thường sẽ có màu hồng khỏe mạnh với lớp tế bào vảy mang tính chất mỏng và phẳng. Còn ống cổ tử cung thường được tạo thành bởi một dạng tế bào khác gọi là tế bào trụ. Khu vực giao nhau của hai dạng tế bào này thường được gọi là khu chuyển đổi, chính là nơi những tế bào bất thường hoặc tiền ung thư dễ dàng phát triển nhất.
Hầu hết những trường hợp ung thư cổ tử cung (80 – 90%) là ung thư biểu mô tế bào vảy. Còn ung thư tế bào tuyến là dạng ung thư phổ biến thứ hai của ung thư cổ tử cung, được ghi nhận khoảng 10 – 20% số ca. Dạng ung thư này sẽ phát triển từ các tuyến tiết chất nhờn ở bên trong ống cổ tử cung. Mặc dù ít phổ biến hơn dạng ung thư biểu mô tế bào vảy, nhưng hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến đang gia tăng, đặc biệt là ở với các bạn nữ tuổi đời còn trẻ.
Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư khởi phát tại cổ tử cung
2. Tại sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ?
Cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đó chính là thực hiện các phương pháp sàng lọc định kỳ. Việc kiểm tra sức khỏe sinh sản và khám phụ khoa thường xuyên đã được chứng minh là có khả năng giúp phát hiện và điều trị ung thư từ sớm. Nếu nhận diện được ung thư từ giai đoạn khởi phát sẽ giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ điều trị thành công và ngăn chặn ung thư tiến triển, di căn tới những khu vực lân cận.
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư cổ tử cung, những triệu chứng thường rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác. Vì vậy, người bệnh thường chủ quan không đi thăm khám phụ khoa cũng như thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung kịp thời. Điều này gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như nguồn lực, thời gian và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, việc tiến hành thăm khám, tầm soát ung thư cổ tử cung luôn được khuyến nghị nhằm bảo vệ sức khỏe của chị em phụ nữ.
3. Đối tượng nào thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung?
Dưới đây là một số đối tượng nên đặc biệt quan tâm tới việc thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung định kỳ:
– Nữ giới trong độ tuổi trung niên, có nguy cơ cao và chưa thực hiện phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nào trước đó. Tuy nhiên, phụ nữ từ 21 tuổi cũng có thể thực hiện tầm soát bệnh.
– Người xuất hiện những triệu chứng bất thường như bị rong kinh, chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt.
– Cảm giác bị đau rát khi thực hiện quan hệ tình dục.
– Người bị viêm nhiễm phụ khoa mạn tính.
Tìm hiểu thêm: Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ở đâu?
Tuy nhiên, phụ nữ từ 21 tuổi cũng có thể thực hiện tầm soát bệnh
4. Khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung theo từng độ tuổi
Việc thực hiện các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc vào trình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật. Theo đó, độ tuổi được khuyến nghị thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung cụ thể như sau:
4.1. Nữ giới dưới 21 tuổi
Không cần thực hiện tầm soát sàng lọc ung thư cổ tử cung.
4.2. Khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung cho nữ giới từ 21 tới 29 tuổi
Theo khuyến cáo, chị em phụ nữ nên thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung bắt đầu từ độ tuổi 21 đến 29. Ở độ tuổi 21, nữ giới được khuyến cáo sử dụng phương pháp xét nghiệm Pap, sau đó xét nghiệm lại 3 năm/lần. Ngay cả khi nữ giới có quan hệ tình dục trước 21 tuổi thì cũng không cần thực hiện phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung Pap.
4.3. Khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung cho nữ giới từ 30 tới 65 tuổi
Với chị em ở 30 – 65 tuổi, bạn nên khám tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong số những phương pháp sau:
– Xét nghiệm HPV 5 năm/lần: nếu kết quả khám bình thường, bạn có thể đợi khoảng 5 năm sau để thực hiện kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung cho lần tiếp theo.
– Kiểm tra HPV kết hợp với làm Pap 5 năm/lần: nếu cả 2 kết quả đều hoàn toàn bình thường, bạn có thể thực hiện khám sàng lọc tiếp theo sau 5 năm.
– Xét nghiệm PAP 3 năm/lần: nếu kết quả hoàn toàn bình thường, bạn sẽ chờ 3 năm để thực hiện đợt kiểm tra PAP tiếp theo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành khám sàng lọc ung thư theo tình trạng sức khỏe bản thân và sự hướng dẫn của bác sĩ
4.4. Nữ giới trên 65 tuổi
Nếu trên 65 tuổi và có kết quả xét nghiệm HPV/Pap trước đó cho ra kết quả bình thường, bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn về việc có nên tiếp tục thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung nữa hay không. Tuy nhiên, nếu phát hiện ra những các dấu hiệu bất thường, bạn vẫn sẽ cần tiến hành khám sàng lọc sau độ tuổi 65.
5. Một số lưu ý trước khi thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung
Để hạn chế tình trạng bị sai lệch kết quả khám tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần:
– Tránh thụt rửa vùng âm đạo, tránh quan hệ tình dục và tránh sử dụng thuốc đặt âm đạo, dung dịch vệ sinh trong 48h trước khi đi tầm soát.
– Nên thực hiện thăm khám sau khi sạch kinh nguyệt 5 ngày nhằm đảm bảo độ chính xác của kết quả khám.
– Nếu mắc phải các bệnh viêm nhiễm vùng kín, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm trước khi thực hiện các phương pháp khám sàng lọc.
>>>>>Xem thêm: Bác sĩ điều trị ung thư giỏi tại Bệnh viện Thu Cúc
Chị em cần lưu ý một số vấn đề trước khi đi thăm khám
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát hiện sớm bệnh lý ung thư cổ tử cung ở nữ giới, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung với nhiều ưu điểm vượt trội. Thu Cúc TCI sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong khám sàng lọc và điều trị ung thư cũng như các bệnh phụ khoa; hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả tầm soát một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được một số khuyến nghị trong việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Hãy chú ý lịch khám sức khỏe và đừng bỏ qua việc tầm soát bệnh ung thư phụ khoa định kỳ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.