Những bệnh lý về tủy răng khá thường gặp và có thể gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng cũng như toàn thân. Nếu mắc bệnh, ta cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy điều trị tủy răng giá bao nhiêu và ta cần lưu ý những gì?
Bạn đang đọc: Điều trị tủy răng giá bao nhiêu và thông tin cần thiết
1. Thế nào là thực hiện phương pháp điều trị tủy răng?
1.1 Tủy răng là bộ phận nào?
Tủy răng là bộ phận giúp nuôi sống, đảm bảo sự khỏe mạnh cho răng
Tủy răng chính là phần mô liên kết đặc biệt trong khoang miệng. Chúng bao gồm mạch màu cùng dây thần kinh. Tủy răng nằm ở trong hốc tủy và bao quanh bởi những mô cứng của răng gồm có men răng và ngà răng. Tủy răng sẽ đi vào từ phần đỉnh của chân răng,
Hốc tủy chính là một hốc nằm ở giữa răng. Hốc ở thân răng được gọi là buồng tủy và tủy răng nằm ở trong đó được gọi là tủy buồng. Hốc nằm ở chân răng được gọi là ống tủy và tủy răng trong đó là tủy chân. Mỗi chân răng có thể gồm 1 hay nhiều ống tủy, ống tủy phụ. Những ống tủy trong một răng gọi là hệ thống ống tủy.
Phần đỉnh của chăn răng là nơi mạch máu cùng dây thần kinh đi vào. Đây được gọi là chóp răng hay cuống răng.
Tủy răng sẽ thăm gia vào hoạt động chức năng cảm giác. Chúng đi nuôi dưỡng và góp phần sửa chữa ngà răng.
1.2 Thực hiện điều trị tủy răng là gì?
Điều trị tủy răng có thể hiểu là quá trình tiến hành loại bỏ tủy răng. Trong đó bao gồm cả tủy buồng và tủy chân. Sau khi đã lấy đi hết mô tủy, bác sĩ sẽ bắt đầu làm sạch, tạo dạng rồi hàn kín lại hệ thống ống tủy.
Nếu là nhiều năm về trước, những răng gặp vấn đề về tủy đều cần nhổ bỏ. Tuy nhiên hiện tại, việc điều trị tủy để bảo tồn răng thật đã được áp dụng. Phương pháp này có thể giúp răng tránh những biến chứng về sau và giữ độ bền chắc.
2. Khi nào cần thực hiện điều trị tủy răng
Điều trị tủy răng thường sẽ được áp dụng với bệnh nhân sau khi chụp tia X thấy phần tủy của răng đã hoặc đang tổn thương. Điều này thường do sự xâm nhập của những vi khuẩn gây hại.
Tủy răng sẽ bắt đầu tình trạng hoại tử nếu như cường độ tấn công răng của vi khuẩn không thuyên giảm, ngày một lan rộng.
Khi tủy răng bị viêm nhiễm, một số triệu chứng sẽ xuất hiện như:
– Cảm giác bị đau nhức do sử dụng đồ uống, thức ăn nóng, lạnh.
– Cảm giác bị đau nhức khi thực hiện cắn hay nhai ở vị trí răng đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm.
– Răng bị lung lay.
Khi việc viêm nhiễm răng đang diễn biến nặng thêm tới mức những triệu chứng ngừng xuất hiện chứng tỏ tủy răng ở vùng này đã hoàn toàn chết. Sau đó, ta sẽ thấy răng như đã tự lành lại. Tuy nhiên thực tế, điều này là biểu hiện của quá trình viêm nhiễm đã lan tới hệ thống tủy răng.
Tiếp đến, những triệu chứng nặng hơn sẽ xuất hiện:
– Đau nhức khi ăn nhai.
– Vùng nướu ở gần răng sâu sẽ bị sưng tấy.
– Răng sâu bị rò ra dịch mủ.
– Mặt bị sưng.
– Răng tối màu hơn.
Khi đó, ta cần tới gặp bác sĩ ngay, nếu răng bị nhiễm trùng, tủy răng sẽ không thể tự phục hồi. Nghiêm trọng hơn, răng có thể phải nhổ bỏ.
3. Nguyên nhân cần thực hiện điều trị tủy răng sớm
Tìm hiểu thêm: Mách bạn top thực phẩm vàng giúp tăng khả năng thụ thai
Việc điều trị tủy răng cần sớm thực hiện khi có vấn đề để tránh biến chứng nguy hiểm
Việc điều trị tủy răng nên được tiến hành sớm. Điều này là bởi tủy răng đóng vai trò như trái tim của răng. Răng được nuôi dưỡng khỏe mạnh là nhờ tủy răng. Một khi phần tủy răng đã bị tổn thương, nguy cơ răng mắc bệnh lý là rất cao. Điển hình như các vấn đề: viêm tủy răng, áp xe quanh chóp, hoại tử tủy, …
Trước đây, những trường hợp viêm tủy răng đều cần nhổ bỏ răng khiến mất răng. Tuy nhiên với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, tủy răng bị tổn thương đã có thể điều trị để ngăn chặn những nguy cơ bệnh lý tiến triển phức tạp. Tình trạng dễ lây lan bệnh sang những răng khác cũng sẽ được phòng ngừa.
Điều trị tủy răng được đánh giá là giải pháp tối ưu giúp loại bỏ nhanh chóng cơn đau nhức, khó chịu gây ra bởi viêm tủy. Đồng thời, tình trạng tiêu xương răng diện rộng cũng được ngăn ngừa. Chức năng ăn nhai của răng vẫn được bảo toàn. Cấu trúc răng cũng sẽ tránh được biến chứng xấu gây hại sức khỏe.
4. Thực hiện phương pháp điều trị tủy răng giá bao nhiêu tiền?
>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp: Đẻ mổ sau bao lâu hết đau dạ con?
Chi phí thực hiện điều trị tủy răng không cố định mà phụ thuộc nhiều yếu tố
Để có thể xác định được chi phí điều trị tủy răng, ta cần dựa trên một số yếu tố:
– Loại răng cần điều trị: Đối với răng nhiều chân, cấu trúc phức tạp thì quá trình điều trị khó và cần cẩn thận hơn. Nếu không, nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra. Do đó, chi phí điều trị với những loại răng này sẽ cao hơn.
– Vị trí và mức độ bị viêm nhiễm tủy của răng: Những răng ở vị trí càng khó thao tác, có mức độ viêm nhiễm càng nặng, chi phí điều trị càng cao.
– Phương pháp thực hiện điều trị: Việc chữa tủy trực tiếp hay đặt thuốc chết tủy sẽ tác động tới chi phí điều trị. Sau quá trình thực hiện điều trị hốc tủy, ta có thể cần trám răng hay bọc răng sứ theo chỉ định.
Để có thể xác định được cụ thể mức chi phí, ta cần tới nha khoa để được bác sĩ kiểm tra. Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, chi phí điều trị tủy răng sẽ giao động khoảng 1.320.000 – 2.585.000 đồng. Mức tổng chi phí cụ thể sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp.
5. Những lưu ý sau khi thực hiện điều trị tủy răng
Sau khi điều trị tủy răng, ta cần có thời gian phục hồi để răng miệng được ổn định lại. Ngoài ra, việc thực hiện vệ sinh sạch sẽ cũng rất cần lưu ý. Cụ thể:
– Sau khi thực hiện chữa tủy răng, ta cần hạn chế ăn nhai trong khoảng vài giờ. Điều này sẽ giúp tránh bị bong tróc phần chất hàn ở trên mặt răng.
– Ta nên ăn những móm mềm và loãng như cháo hay súp, … Như vậy, ta sẽ tránh tạo áp lực lên răng.
– Sử dụng loại bàn chải có lông mềm, thao tác chải nhẹ nhàng.
– Thực hiện tái khám theo chỉ định của bác sĩ và duy trì thăm khám nha khoa định.
Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi điều trị tủy răng giá bao nhiêu cũng như một số điều cơ bản cần nắm được. Hy vọng qua đó, mỗi người sẽ ý thức được về tầm quan trọng của điều trị tủy răng kịp thời khi cần thiết nói riêng và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nói chung.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.