Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, khiến khớp sưng nóng đỏ đau, ảnh hưởng đến vận động, đi lại. Vậy bạn đã biết dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thường gặp như thế nào? Đâu là cách giúp hạn chế tình trạng viêm?
Bạn đang đọc: Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thường gặp ở độ tuổi nào?
Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp, ảnh hưởng đến vận động
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp tên tiếng Anh là Rheumatoid Arthritis, thường được viết tắt là bệnh RA. Đây là bệnh lý tự miễn mạn tính, làm tổn thương màng hoạt dịch khớp. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có rối loạn, khiến hệ thống miễn dịch không tìm kiếm, tấn công virus vi khuẩn lạ, lại đi tấn công ngược vào các mô lành trong cơ thể. Từ đó gây nên hiện tượng viêm bao hoạt dịch, khiến các khớp sưng nóng đỏ đau. Viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở các khớp đối xứng trong cơ thể như hai cổ tay, hai đầu gối.
2. Viêm khớp dạng thấp tiến triển ra sao?
Viêm khớp dạng thấp chia làm 4 giai đoạn tiến triển bệnh, cụ thể:
2.1 Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn 1
Ở giai đoạn này, bệnh nhân đau, cứng khớp. Xung quanh khớp sờ thấy nóng, đỏ. Lúc này khớp đang bị viêm tấy lên, các mô bên trong khớp sưng, tổn thương ở phần màng hoạt dịch khớp, chưa tổn thương sâu vào trong xương.
2.2 Giai đoạn 2
Giai đoạn tiếp theo, màng hoạt dịch khớp bị viêm nặng hơn, tổn thương sụn khớp. Lúc này, cơn đau của bệnh nhân tăng lên nhiều hơn, đặc biệt khi vận động, khiến người bệnh đi lại khó khăn.
2.3 Giai đoạn 3
Lúc này, tổn thương đã ảnh hưởng đến phần xương. Phần sụn giữa các khớp xương bị bào mòn, cọ xát vào nhau khiến người bệnh sưng đau nhiều hơn. Nhiều người mất hẳn khả năng vận động. Lúc này xương bị tổn thương, biến dạng.
2.4 Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp giai đoạn 4
Người bệnh bị cứng khớp, dính khớp, khiến vận động rất khó khăn, hầu như các khớp bị tổn thương ngừng hoạt động. Người bệnh đau đớn, sưng khớp nhiều, không đi lại vận động được.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở người trẻ
Khi có triệu chứng cảnh báo viêm khớp dạng thấp nên đi khám để được điều trị kịp thời
3. Viêm khớp dạng thấp nguyên nhân là do đâu?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp dạng thấp là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, thay vì bảo vệ cơ thể, tấn công virus, vi khuẩn. Thì lúc này, hệ thống miễn dịch tấn công vào lớp màng hoạt dịch của cơ thể. Khiến lớp hoạt dịch dày lên, phá hủy sụn khớp, tiếp theo là tấn công xương trong khớp. Ngoài ra, đợt tấn công của hệ thống miễn dịch còn làm cho gân, dây chằng giữa khớp với nhau yếu đi, căng dãn. ĐIều này làm cho khớp mất đi hình dạng ban đầu, mất đi sự liên kết, mất khả năng vận động khớp.
4. Ai dễ bị viêm khớp dạng thấp?
Một số người nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
4.1 Phụ nữ
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới 2 – 3 lần. Nhưng khi nam giới bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng nặng hơn nữ giới.
4.2 Tuổi trung niên
Bệnh này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên gặp nhiều hơn ở tuổi trung niên, tầm trước 55 tuổi.
4.3 Có người thân trong gia đình từng mắc bệnh
Tiền sử gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.
4.4 Hút thuốc lá
Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt nếu trong gia đình có người từng bị viêm khớp dạng thấp.
4.5 Nhiễm hóa chất độc hại
Phơi nhiễm amiăng, silica… tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp.
4.6 Béo phì
Những người béo phì, thừa cân, chế độ ăn nhiều chất béo, đồ ăn nhanh… dễ tăng nguy cơ mắc bệnh.
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm cột sống dính khớp
Viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị sớm có thể gây biến dạng khớp không hồi phục
5. Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở mỗi người khác nhau, tùy theo từng giai đoạn bệnh. Một số triệu chứng điển hình của bệnh RA thường gặp:
– Khớp sưng, đau, nóng, đỏ
– Cứng khớp vào buổi sáng diễn ra nhiều hơn hoặc khi không hoạt động
– Người bệnh mệt mỏi, sốt, ăn không ngon, chán ăn
– Khớp ngón tay, bàn tay, bàn chân… những khớp nhỏ này có xu hướng ảnh hưởng sớm hơn.
– Giai đoạn tiếp theo, cơn đau lan lên cổ tay, khuỷu tay, vai, hông, mắt cá chân,đầu gối… khiến người bệnh đau đớn. Thường thì sẽ xuất hiện đau nóng đỏ ở đối xứng hai bên.
6. Biến chứng viêm khớp dạng thấp biểu hiện như thế nào?
Ngoài ra, có tới 40% người bệnh mắc bệnh tự miễn ngoài bị biến dạng khớp, còn bị các tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể như: Da, mắt, phổi, tim, thận, thần kinh, tuyến nước bọt, mạch máu, tủy xương… Điển hình có thể kể đến:
6.1 Loãng xương
Một số thuốc điều trị bệnh có thể gây loãng xương, kết hợp tình trạng khô dính khớp, khiến xương giòn, dễ gãy.
6.2 Nốt bất thường
Những nốt bất thường là những khối mô cứng, xuất hiện xung quanh các khớp, nơi phải chịu lực nhiều như khuỷu tay. Ngoài ra những khối mô cứng này còn xuất hiện ở nhiều nơi khác trên cơ thể như ở trong phổi.
6.3 Khô niêm mạc
Tình trạng giảm độ ẩm niêm mạc ở mắt, miệng, nhiều khả năng người bệnh mắc hội chứng Sjogren.
6.4 Nhiễm trùng
Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các cơ quan của cơ thể gây viêm, vì thế khi sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến các bệnh cơ hội có cơ hội phát triển, cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
6.5 Tỉ lệ mỡ bất thường
Người bệnh có chỉ số mỡ cao hơn so với khối cơ trong cơ thể, mặc dù người bệnh có chỉ số BMI bình thường.
6.6 Hội chứng ống cổ tay
Viêm khớp chèn ép vào dây thần kinh ở bàn tay, ngón tay đi qua cổ tay, gây nên hội chứng ống cổ tay.
6.7 Tim mạch
Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ xơ cứng mạch, tắc nghẽn động mạch, viêm túi bao quanh tim… ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn máu trong cơ thể.
6.8 Ảnh hưởng đến hô hấp
Người bệnh viêm khớp dạng thấp tăng nguy cơ viêm, sẹo ở phổi, ảnh hưởng đến hô hấp của người bệnh. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó thở, Sp02 thường thấp hơn người bình thường.
6.9 Hạch
Bệnh nhân xuất hiện nhiều hạch trên cơ thể, tăng nguy cơ ung thư hạch. Đây là một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết hình thành.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý diễn biến với những cơn đau dai dẳng, đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt cũng như hiệu suất công việc. Nên đi khám để được bác sĩ điều trị khi có những triệu chứng cảnh báo viêm khớp dạng thấp kể trên, để hạn chế nguy cơ biến chứng tàn phế sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.