Hiện nay với công nghệ, thiết bị nha khoa hiện đại, việc lấy vôi răng đã trở nên nhẹ nhàng, đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị chảy máu sau khi tẩy vôi răng. Liệu đây có phải vấn đề đáng ngại không?
Bạn đang đọc: Tẩy vôi răng bị chảy máu có nguy hiểm và lưu ý
1. Nguyên nhân tẩy vôi răng xong bị chảy máu
Tuy lấy cao răng là thủ thuật có tính an toàn cao nhưng không loại trừ những trường hợp bị chảy máu do một số nguyên nhân
Theo các chuyên gia cho biết thông thường, thủ thuật lấy vôi răng sẽ không tổn hại tới sức khỏe răng miệng. Thế nhưng tình trạng sau khi lấy cao răng bị chảy máu liên tục vẫn có nguy cơ xảy ra. Điều này là do một số lý do cụ thể như sau:
1.1 Bệnh lý răng miệng
Đối với những người thực hiện lấy cao răng khi vẫn đang gặp các vấn đề răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu, … sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình và hiệu quả thực hiện. Ở vị trí răng bị viêm sẽ thường khá nhạy cảm. Lúc đó, khi ta thực hiện lấy cao răng không chỉ có thể khiến chảy máu. Răng của ta còn bị tác động gây ê buốt. Do đó, bác sĩ thường sẽ chỉ định điều trị các bệnh lý trước khi cạo vôi răng.
1.2 Vôi răng quá cứng, dày
Có khá nhiều người khi tới nha khoa lấy vôi răng thì tình trạng vôi đã quá nhiều, dày. Khi đó, cao răng rất cứng, bám chắc và có thể lan rộng xuống cả vùng nướu làm việc thao tác loại bỏ khó khăn hơn. Cao răng khi càng cứng, càng bám chắc thì càng cần tác động mạnh. Thao tác mạnh nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gây nên tình trạng chảy máu liên tục.
1.3 Cơ địa của mỗi người
Đối với một số người bị mắc bệnh máu khó đông sẽ dễ bị rơi vào tình trạng chảy máu liên tục sau tẩy cao răng. Nếu như ta gặp phải tình trạng này cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện tẩy vôi răng. Bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn và thực hiện phù hợp. Bên cạnh đó những trường hợp bị thiếu protein hay vitamin C khi lấy vôi răng cũng dễ bị chảy máu chân răng.
1.4 Kỹ thuật thực hiện cạo vôi răng của bác sĩ
Tìm hiểu thêm: Nắn chỉnh hàm hô được thực hiện như thế nào?
Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ ảnh hưởng tới sự an toàn và hiệu quả lấy cao răng
Trình độ tay nghề, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ cũng là yếu tố làm ảnh hưởng quá trình lấy cao răng. Trong nhiều trường hợp, cao răng ở những chỗ khó lấy nhưng với tay nghề cao, bác sĩ vẫn có thể thực hiện nhanh chóng, an toàn, không chảy máu. Ngược lại, những trường hợp có thể cao răng không quá khó xử lý nhưng bác sĩ thực hiện kỹ thuật không tốt, chưa nhiều kinh nghiệm có thể gây chảy máu.
2. Sau khi lấy vôi răng bị chảy máu có nguy hiểm không?
Thông thường, thủ thuật thực hiện lấy vôi răng khá đơn giản, nhanh chóng và không biến chứng. Thế nhưng với những tình huống lấy cao răng bị chảy máu liên tục, sưng viêm kèm theo đó là tình trạng hôi miệng thì khá nghiêm trọng. Khi đó, ta cần sớm thông báo với bác sĩ để điều trị kịp thời.
Ngoài ra, tình trạng bị liên tục chảy máu còn cho thấy cao răng đã tác động tới chân răng. Khi đó, vết thương không thể tự lành hoặc vùng bị tổn thương đã nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, tại một số nha khoa không uy tín, các thiết bị, dụng cụ có thể không đảm bảo vô trùng. Điều này làm khoang miệng sẽ dễ bị nhiễm trùng và kéo theo biến chứng.
3. Cách khắc phục tình trạng chảy máu sau khi tẩy vôi răng
>>>>>Xem thêm: Làm gì khi kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường?
Nếu máu liên tục chảy không thuyên giảm, ta cần tới nha khoa ngay để được xử lý kịp thời
Tuy việc lấy vôi răng là thủ thuật khá đơn giản, độ an toàn cao nhưng vẫn không loại trừ những trường hợp có thể bị chảy máu liên tục. Nếu như ta rơi vào tình trạng này, việc đầu tiên là cần giữ bình tĩnh. Điều này để ta có thể xử lý một cách an toàn. Tình trạng hoảng loạn sẽ dễ khiến ta xử lý sai, viêm nhiễm nặng hơn.
Tiếp đến, ta cần xác định rõ về nguyên nhân gây chảy máu khi thực hiện lấy cao răng. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng bị viêm nướu, viêm chân răng, ta nên bổ sung vitamin C cùng protein để có thể cải thiện được vấn đề này. Sau đó, nếu tình trạng chảy máu không có dấu hiệu thuyên giảm, ta cần tới ngay nha khoa. Tại đó, bác sĩ sẽ thăm khám, xử lý kịp thời. Điều này để tránh tình trạng tiến triển nặng hơn kéo theo biến chứng. Như vậy, sức khỏe răng miệng sẽ bị đe dọa.
4. Lưu ý để hạn chế tình trạng bị chảy máu khi tẩy vôi răng
Để có thể hạn chế được nguy cơ bị chảy máu khi lấyvôi răng, ta cần lưu ý những điều sau:
4.1 Thông báo với bác sĩ rõ về tình trạng răng miệng của bản thân trước khi thực hiện
Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng thực hiện phù hợp. Nếu ta đang mắc các vấn đề răng miệng, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm trước khi cạo vôi răng. Hoặc nếu ta gặp tình trạng máu khó đông, bác sĩ cũng sẽ nắm được và tư vấn hướng giải quyết phù hợp.
4.2 Lựa chọn nha khoa tẩy vôi răng uy tín
Tại những nha khoa uy tín thường sẽ quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp quá trình lấy cao răng luôn được kiểm soát, thao tác vừa phải. Nếu có bất kì bất thường, bác sĩ cũng có thể xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, những nha khoa uy tín sẽ đáp ứng được về các quy định vô trùng của Bộ Y tế, máy móc, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, công nghệ cao, … Từ đó, quá trình lấy cao răng sẽ đảm bảo hiệu quả, an toàn hơn.
4.3 Duy trì thực hiện tẩy vôi răng và kiểm tra răng miệng định kỳ
Việc lấy cao răng và kiểm tra răng miệng định kỳ sẽ giúp ta tránh tình trạng cao răng tích tụ quá nhiều, cứng làm việc cạo vôi răng trở nên khó khắn. Ngoài ra, kiểm tra răng miệng định kỳ sẽ đảm bảo răng miệng luôn được an toàn. Tránh những tình trạng không phát hiện vấn đề kịp thời, điều trị phức tạp hơn.
Bài viết trên đã cho ta những thông tin để tìm hiểu về tẩy vôi răng bị chảy máu. Cùng với đó là những lưu ý để hạn chế tình trạng này xảy ra. Hy vọng qua đây, mọi người đã có thêm kiến thức để chăm sóc răng miệng cho bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.