Viêm họng: Những điều bạn cần biết

Viêm họng hay viêm hầu họng là một bệnh lý hô hấp vô cùng phổ biến. Thông thường, viêm họng không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chậm trễ trong điều trị, bệnh có thể biến chứng phức tạp, đe dọa chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để hạn chế nguy cơ ấy, tìm hiểu về viêm họng là cực kỳ cần thiết.

Bạn đang đọc: Viêm họng: Những điều bạn cần biết

1. Khái niệm viêm họng

Hiện tượng niêm mạc họng viêm nhiễm do tác động của các yếu tố bất lợi, như: Vi khuẩn, virus, sự ô nhiễm môi trường, các hóa chất độc hại,… gọi là viêm họng. Bệnh có thể phát sinh ở bất cứ ai, tuy nhiên, đối tượng dễ bị viêm họng nhất là: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh về đường hô hấp, như: Viêm amidan, viêm VA, viêm mũi, cảm lạnh,…

2. Phân loại viêm họng

2.1. Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc họng, thường kèm viêm amidan khẩu cái, viêm xoang, viêm mũi và một số ít trường hợp viêm amidan đáy miệng. Trong đó, viêm họng cấp tính khởi phát do các dị nguyên của môi trường (thời tiết, nấm mốc, khói thuốc, lông động vật, thực phẩm, thuốc,…) gọi là viêm họng dị ứng.

Dấu hiệu viêm họng cấp tính: Sốt; đau đầu; họng xung huyết, phù nề và đau; ho; chảy mũi; 1 hoặc 2 amidan sưng, bề mặt có dịch nhầy, hạch bạch huyết sưng.

Viêm họng: Những điều bạn cần biết

Dấu hiệu viêm hầu họng cấp tính: Sốt; đau đầu; họng xung huyết, phù nề và đau,…

Hầu hết người bệnh viêm họng cấp đều khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, nếu viêm họng phát sinh do vi khuẩn, có thể tiến triển đến các biến chứng: Viêm phế quản (Viêm phế quản cấp tính), viêm mũi, viêm tai, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm hạch mủ, viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết.

2.2. Viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là kết quả của việc viêm họng cấp tái đi tái lại. Bệnh khởi phát chậm với triệu chứng nhẹ nhưng dai dẳng và khó điều trị. Dựa vào tổn thương thực thể, bệnh được chia thành 4 thể sau:

– Viêm họng xung huyết: Là giai đoạn đầu của viêm họng mạn, dấu hiệu lâm sàng điển hình là niêm mạc họng sưng, nóng, đỏ, xuất hiện nhiều mao mạch.

– Viêm họng xuất tiết: Là giai đoạn họng bài tiết nhiều dịch nhầy trong suốt, khu trú ở thành sau họng. Giống thể xung huyết, niêm mạc họng ở thể này cũng sưng, nóng và đỏ.

– Viêm họng hạt (Viêm họng mạn tính quá phát): Đặc trưng của viêm họng hạt là sự xuất hiện trên thành họng các hạt nhỏ (hạch lympho) màu hồng, không đau.

Viêm họng: Những điều bạn cần biết

Đặc trưng của viêm hầu họng hạt là sự xuất hiện trên thành họng các hạt nhỏ

– Viêm họng teo: Đây là thể chỉ thường gặp ở người mắc bệnh trĩ mũi và người cao tuổi. Thể này có đặc điểm là niêm mạc họng khô và teo, do hoạt động bài tiết tuyến nhầy bị suy giảm.

Nhìn chung, triệu chứng của viêm họng mạn ở cả 4 thể đều là: Họng đau, ngứa, nghẹn nhiều tuần; ho dai dẳng đôi khi kèm đờm đặc; khàn tiếng (viêm họng mất tiếng), giảm tiết nước bọt, hơi thở không thơm tho. Viêm họng mãn ít gây sốt, đau đầu, sưng hạch bạch huyết như viêm họng cấp. Ở trẻ nhỏ và người có sức khỏe không tốt, bệnh có thể gây mệt mỏi, chán ăn, suy nhược.

Không điều trị tích cực, viêm họng mạn có thể biến chứng sang: Viêm phế quản mãn tính, viêm thanh quản mãn tính, viêm amidan cấp tính, áp xe amidan, viêm thanh khí phế quản, suy nhược thần kinh.

2.3. Viêm họng mủ hay viêm họng do liên cầu khuẩn

Do liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra, người bị viêm họng mủ có niêm mạc họng viêm, sưng, theo thời gian nhiều điểm viêm phát triển thành các hạt hoặc mủ.

Tìm hiểu thêm: Cắt amidan nên ăn cháo gì?

Viêm họng: Những điều bạn cần biết

Liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm A gây viêm hầu họng mủ

Viêm họng mủ thường khiến người bệnh sốt cao, đau đầu, đau họng, buồn nôn, nổi hạch, phát ban, hơi thở có mùi….

Đối tượng dễ mắc bệnh này nhất là trẻ nhỏ. Bệnh nguy hiểm, cần được khám và điều trị ngay, để tránh các biến chứng: Viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan cấp tính, viêm amidan hốc mủ, áp xe thành họng, viêm phổi, thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, ung thư vòm họng,…

2.4. Viêm họng giả mạc hay viêm họng bạch hầu

Đây là một dạng viêm họng hiếm gặp, xuất hiện hầu hết ở trẻ nhỏ từ 2 – 7 tuổi. Bệnh được xác định với dấu hiệu lâm sàng là niêm mạc họng xuất hiện màng giả mạc màu trắng xám, dày, khó bóc, có xu hướng lan sâu xuống thanh quản.

Người bệnh viêm họng giả mạc thường sốt cao trên 38.5 độ; đau đầu; họng rát, nóng, khô; ho có đờm; tai đau nhói khi nuốt và ho; chảy mũi; thở khò khè; ngủ ngáy; nước tiểu sẫm; táo bón; chán ăn; mệt mỏi,…

Bệnh thường biến mất sau khoảng 10 ngày mà không để lại hệ lụy gì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bị viêm họng giả mạc gặp biến chứng: Viêm tai, viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm thận, thấp tim, bệnh osler,…

Viêm họng: Những điều bạn cần biết

Có trường hợp người bị viêm hầu họng giả mạc gặp biến chứng viêm xoang

3. Điều trị viêm họng

Bạn có thể điều trị viêm họng tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản như: Súc miệng với nước muối ấm hoặc nước vỏ xoài (vỏ xoài nấu với nước lọc); uống các loại nước có tính giảm viêm, tiêu sưng như: Trà – mật ong, nước mật ong – chanh, nước bột quế – hạt tiêu – mật ong, nước nghệ, nước gừng – mật ong,… Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ hiệu quả phần nào với viêm họng cấp. Nếu các triệu chứng viêm họng cấp của bạn có dấu hiệu phát triển tiêu cực hoặc bạn bị viêm họng mạn, sử dụng kháng sinh mới là phương pháp điều trị tối ưu.

Thế nhưng, kháng sinh không phải là thứ bạn có thể tùy tiện dung nạp. Hãy đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được chuyên gia thăm khám và chỉ định dùng.

Viêm họng: Những điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Viêm tai ngoài là gì và những điều cần biết

Khi thấy các dấu hiệu viêm hầu họng, đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất

4. Phòng ngừa viêm họng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để hạn chế nguy cơ viêm họng, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

– Giữ ấm họng trong mùa đông hoặc thời điểm giao mùa,
– Rửa tay trước và sau khi ăn cũng như sau khi ho và hắt hơi, bằng dung dịch sát khuẩn,
– Hạn chế chạm tay vào những nơi có thể dẫn đến đường hô hấp như: Mắt, mũi, miệng,
– Không hút thuốc hoặc không ở những nơi có khói thuốc,
– Tránh tối đa tiếp xúc và sinh hoạt chung với người bệnh,
– Uống đủ 1,5 – 2l/ngày,
– Vệ sinh thường xuyên đồ đạc cá nhân, đặc biệt là những thứ vi khuẩn, virus,… dễ khu trú như: Điện thoại, điều khiển các thiết bị điện, bàn phím máy tính.

Thu Cúc TCI, với đội ngũ bác sĩ tai – mũi – họng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại, tối tân; tự tin là nơi có thể nhanh chóng xử lý dứt điểm tình trạng viêm họng cấp và mạn tính của bạn. Liên hệ tổng đài để nhận tư vấn chi tiết và đặt lịch khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *