Tình trang lợi nổi cục cứng không còn hiếm gặp. Trường hợp này thường khiến người bệnh thấy đau đớn cũng như trở ngại trong cuộc sống thường nhật. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì và phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm?
Bạn đang đọc: Lợi nổi cục cứng, nguyên nhân và cách điều trị
1. Những nguyên nhân lợi nổi cục cứng
Lợi nổi cục cứng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là từ một bệnh lý nhưng cũng có thể chỉ xuất phát từ một số thói quen xấu hàng ngày.
1.1 Do mảng bám tích tụ
Khi vấn đề vệ sinh răng miệng không được đảm bảo sẽ dẫn tới tình trạng mảng bám tích tụ. Vi khuẩn cũng từ đó mà sinh sôi trong khoang miệng dẫn tới nhiều vấn đề như chảy máu nướu, nướu sưng đỏ và nổi cục cứng.
1.2 Do u hạt nhiễm khuẩn
Hiện tượng u hạt nhiễm khuẩn sẽ gây nên những vết sưng đỏ trong khoang miệng và đặc biệt là ở nướu răng. Những cục thịt sưng đỏ này không gây cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, chúng chứa nhiều máu và rất dễ bị chảy máu gây tình trạng viêm nhiễm. Để điều trị triệt đề vấn đề này, phương pháp được nhiều bác sĩ đề nghị chính là phẫu thuật cắt bỏ.
1.3 Do u nang răng
U nang răng trong khoang miệng là một bóng nhỏ với đầy khí bên trong. Cùng với đó là chất lỏng và vật liệu mềm khác mọc ở trên nang răng. Những u nang này được tạo thành khi chân răng người bệnh bị gãy. Từ đó, áp lực đặt lên răng khiến răng trở nên yếu và u phát triển mạnh hơn.
Tình trạng u nang răng hình thành và sẽ gây nổi cục cứng ở lợi. Tuy nhiên, cục cứng này có thể dễ dàng được loại bỏ. Ngoài ra, để hiệu quả điều trị được tối ưu, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ cả các mô chết xung quanh u nang. Như vậy, người bệnh sẽ tránh được tình trạng u nang tái phát.
1.4 Do vết loét miệng
Những vết loét miệng hình thành ở vị trí đáy nướu răng thường gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Khi những vết loét này xuất hiện kèm theo đốm trắng có viên đỏ ở xung quanh.
Những vết loét này sưng nhô lên có thể dẫn tới tình trạng lợi nổi cục cứng. Điều này khiến bệnh nhân đau, khó chịu, cản trở trong quá trình ăn uống. Để hỗ trợ làm giảm tình trạng của vết loét, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc một số biện pháp. Tuy nhiên lưu ý, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn.
1.5 Do viêm nướu
Viêm nướu triển dưỡng hình thành bắt nguồn từ bệnh viêm nướu. Nướu bị tổn thương do vôi răng và những mảng bám quanh răng. Và viêm nướu triển dưỡng sẽ khiến cho răng ngày càng có nhiều cao, dễ chảy máu nướu và xuất hiện cục thịt cứng nhỏ ở nướu răng.
1.6 Do sâu răng
Khi vi khuẩn tấn công vào những mảng bám trong khoang miệng, phá hủy men răng sẽ gây nên tình trạng sâu răng. Khi đó mô răng bị tổn thương, không điều trị dứt điểm sẽ kéo theo ảnh hưởng tới chân răng, nướu răng. Lợi sẽ xuất hiện cục thịt cứng do vi khuẩn sâu răng gây viêm, hoại tử, dịch tủy tích tụ lại.
1.7 Do viêm lợi trùm
Bệnh viêm lợi trùm cũng là một trong những lý do gây nên tình trạng nướu sưng, nổi cục thịt nhỏ. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và dễ viêm nhiễm, chảy mủ nghiêm trọng. Bệnh viêm lợi trùm còn có thể ảnh hưởng tới răng khôn và dẫn tới nhiều rủi ro nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách.
1.8 Do u lồi hàm
U lồi hàm cũng khiến nướu răng nổi lên cục thịt cứng nhỏ. Tuy nhiên tình trạng này không gây đau đớn cho bệnh nhân. Khối u lồi thường xuất hiện ở trong hàm dưới, bên dưới răng hoặc hai bên lưỡi. U lồi xương hàm thường gây cảm giác cứng, mịn khi sờ vào. Và đây có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới lực nhai của người bệnh.
1.9 Do áp xe trên nướu răng
Áp sẽ nướu răng sẽ khiến người bệnh mọc cục cứng ở lợi và xuất hiện cơn đau bất chợt
Trường hợp người bệnh bị áp xe trên nướu răng bắt nguồn từ nhiễm trùng vi khuẩn. Từ đó hình thành nên những nốt sung nhỏ. Áp xe nướu răng sẽ gây cảm giác đau ở khu vực bị ảnh hưởng. Những cơn đau thường bất chợt xuất hiện. Tình trạng áp xe nha chu sẽ cần được kiểm tra và xử lý kịp thời để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng, dẫn lưu mủ tránh nguy hiểm.
1.10 Do ung thư miệng
Một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất của tình trạng nổi cục cứng ở lợi là ung thư miệng. Khi có dấu hiệu bất thường gây nghi ngờ, người bệnh cần đến kiểm tra ngay để sớm có phương pháp điều trị.
2. Tình trạng cục cứng nổi ở lợi có nguy hiểm
Tùy từng trường hợp, mức độ nguy hiểm của tình trạng nổi cục cứng ở lợi sẽ khác nhau. Có những bệnh nhân chỉ cần chú ý chăm sóc hoặc uống thuốc điều trị nhưng cũng có những người được đề nghị tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị lâu dài.
Hiện tượng cục cứng nổi ở lợi có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm:
– Nhiễm trùng dẫn tới viêm chân răng, tủy bị tổn thương và nguy cơ mất răng cao.
– Vi khuẩn từ cục cứng có thể gây hoại tử niêm mạc miệng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống hô hấp.
– Gây nguy cơ bị trùng huyết, ảnh hưởng tới tính mạnh bệnh nhân.
– Nguy cơ tử vong tăng cao với nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý ung thư miệng.
3. Cách điều trị nổi cục cứng ở lợi
Tùy theo nguyên nhân, mỗi trường hợp bệnh nhân bị nổi cục cứng ở lợi sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
3.1 Điều trị bằng thuốc và thủ thuật nha khoa
Tìm hiểu thêm: Lợi ích không ngờ của việc tập thể dục
Tình trạng cục cứng xuất hiện ở lợi có thể khắc phục bằng sử dụng thuốc và thủ thuật nha khoa
Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu răng bằng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, quy trình làm sạch sâu khoang miệng sẽ được thực hiện. Ví dụ như cạo vôi răng, loại bỏ những mảng bám trong khoang miệng. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu hơn.
Trong trường hợp cục cứng có chất dịch, có mủ sẽ được điều trị bằng thủ thuật chích, rạch để dẫn lưu mủ. Nếu người bệnh bị áp xe quanh răng, bác sẽ chỉ định điều trị tủy răng. Hoặc nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần trải qua phẫu thuật để loại bỏ răng và điều trị những tổn thương liên quan tới nhiễm trùng nặng.
3.2 Phương pháp chăm sóc tại nhà
>>>>>Xem thêm: HPV: Thủ phạm gây những bệnh ung thư nào?
Để điều trị lợi bị nổi cục cứng đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý chế độ chăm sóc răng miệng
Ngoài điều trị bằng thuốc và thủ thuật nha khoa, quá trình chăm sóc tại nhà cũng tác động rất lớn tới cải thiện tình trạng nổi cục cứng ở lợi. Người bệnh nên chú ý thực hiện một số phương pháp chăm sóc có lợi. Ví dụ như đánh răng đều đặn, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, hạn chế tối đa ăn đồ ngọt, …
Trên đây là những nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả với tình trạng lợi nổi cục cứng. Mọi người hãy lưu lại để áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.