Nguyên nhân và cách điều trị đau thanh quản

Thanh quản là bộ phận quan trọng giúp thực hiện chức năng thở và nói. Đây cũng là bộ phận dễ bị ảnh hưởng và tổn thương nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Bệnh lý đau thanh quản là một trong những bệnh lý điển hình về thanh quản, cho thấy bạn đang gặp phải các vấn đề về đường hô hấp. Vậy nguyên nhân bệnh lý này là do đâu và điều trị bằng phương pháp nào?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị đau thanh quản

1. Đau thanh quản là gì?

Đau thanh quản là tình trạng dây thanh quản có những tổn thương bên trong tạo nên cảm giác đau khi nói, nuốt hoặc thở.

Nguyên nhân và cách điều trị đau thanh quản

Thanh quản sẽ có cảm giác đau nhức xảy ra khi thanh quản bị các tổn thương bên trong

Đau dây thanh quản là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở các bệnh nhân gặp bệnh lý đường hô hấp,  chủ yếu là viêm dây thanh và ung thư thanh quản. Thông thường khi các bệnh lý tai mũi họng hoặc bệnh lý đường hô hấp không điều trị kịp thời sau một thời gian tiến triển sẽ xuất hiện tình trạng thanh quản bị đau.

Bệnh lý này gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của bệnh nhân, đặc biệt ảnh hưởng tới ba chức năng thở, nói và nuốt. Khi gặp tình trạng này, ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng sưng phù quan sát rõ qua biểu hiện bên ngoài hoặc cảm giác đau, nóng ran khu vực bị bệnh.

2. Nguyên nhân gây đau thanh quản

Để điều trị hiệu quả, cần xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng này. Chính vì vậy khi có biểu hiện đau không chỉ ở vùng thanh quản mà ở bất cứ vùng nào khu vực họng và ngực cần lập tức tới chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị một cách chính xác. Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng đau thanh quản thông qua một số câu hỏi. Khi thăm khám chuyên sâu, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm liên quan và tiến hành nội soi thanh quản để quan sát kỹ vùng tổn thương để tìm ra nguyên nhân gây đau khu vực thanh quản.

Nguyên nhân và cách điều trị đau thanh quản

Để điều trị được hiệu quả tình trạng đau thanh quản, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân bệnh

2.1. Đau thanh quản do viêm thanh quản và các bệnh lý tai mũi họng khác

Viêm thanh quản là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về thanh quản thông thường. Viêm thanh quản thường do nguyên nhân virus tấn công, nói quá to quá nhiều gây tổn thương hoặc một số trường hợp do nhiễm khuẩn bạch hầu. Khi bị viêm thanh quản, ngoài thanh quản cảm giác đau, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như: khàn giọng, mất giọng, thường xuyên phải hắng giọng để giọng nói trong hơn, ho từng cơn, ho dai dẳng và sốt nhẹ, có thể cảm thấy nóng vùng họng, phổi.

Viêm thanh quản cấp thường đi kèm với bệnh lý về tai mũi họng khác như viêm họng, viêm amidan, viêm VA, cảm cúm. Chính vì thế ngoài các biểu hiện trên có thể xuất hiện thêm các triệu chứng của bệnh đi kèm như đau đầu, thanh quản đau dữ dội khi nuốt, chảy nước mũi, mỏi cơ,….

Viêm thanh quản cấp nếu kéo dài trên 3 tuần sẽ chuyển sang tình trạng mạn tính. Khi đó, các triệu chứng thanh quản đau nhức sẽ gia tăng về mức độ và cường độ.

Cách điều trị:

Để giảm đau vùng thanh quản do viêm thanh quản và các bệnh lý liên quan, các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị nội khoa và các biện pháp hỗ trợ tại nhà. Thông qua kết quả thăm khám: nghe ống thở, nội soi thanh quản,… mức độ tổn thương được đánh giá và người bệnh được kê đơn thuốc phù hợp. Phương châm điều trị là làm giảm các triệu chứng và sử dụng kháng sinh để tiêu diệt các ổ viêm, kết hợp các phương pháp hỗ trợ để thanh quản phục hồi. Người bệnh cần đặc biệt chú ý:

– Trong quá trình điều trị cần hạn chế nói hát để giảm đau vùng thanh quản và giảm tổn thương

– Uống nhiều nước ấm

– Tránh các động tác cố gắng khạc, nhổ đờm nếu có

– Làm ẩm không khí để cổ họng và niêm mạc thanh quản không bị khô, mất nước.

– Tránh hút thuốc lá hoặc hút thuốc thụ động, các đồ cay nóng, chứa cồn,…

Tìm hiểu thêm: Phòng khám tai mũi họng nào uy tín cho trẻ sơ sinh?

Nguyên nhân và cách điều trị đau thanh quản

Cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá để không gây tổn thương cho vùng thanh quản

2.2. Đau thanh quản do ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là bệnh lý nguy hiểm về hô hấp. Điều đáng buồn là trong những năm gần đây, xu hướng số người mắc ung thư và những loại ung thư đặc biệt như ung thư thanh quản, vòm họng, lưỡi,… lại có dấu hiệu gia tăng. Nếu bạn bị đau vùng thanh quản kéo dài ngay cả khi không bị các bệnh tai mũi họng hay hô hấp thông thường và kèm theo các triệu chứng dưới đây hãy cảnh giác và đi kiểm tra vùng hầu họng của mình:

– Luôn cảm giác nghẹn ở cổ họng

– Thở khò khè, đường thở kém

– Sụt cân nhanh,….

Trong trường hợp ung thư thanh quản, dây thanh sẽ xuất hiện vô số những u nhỏ, polyp khiến bề mặt niêm mạc thanh quản bị sần sùi. Khi các khối u phát triển, sẽ gây đau vùng thanh quản và biểu hiện kèm theo dễ bị biến đổi giọng nói (khàn giọng).

Ung thư thanh quản có tỷ lệ xuất hiện cao hơn ở các nhóm đối tượng sau đây:

– Những người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc môi trường khói thuốc bị hút thuốc thụ động.

– Những người có thói quen sử dụng nhiều rượu bia

– Người làm việc trong môi trường bụi bặm, đặc biệt các môi trường có nhiều bụi mịn.

– Người làm việc trong môi trường chứa nhiều axit sunfuric, niken, amiang,…

Cách điều trị:

Để điều trị được bệnh lý ung thư thanh quản, bác sĩ sẽ căn cứ theo cấp độ bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp. Một số phương pháp được sử dụng có thể kể đến như: Phẫu thuật loại bỏ khối u, hoá trị, xạ trị.

Nguyên nhân và cách điều trị đau thanh quản

Khám sức khoẻ định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần được khuyến khích để kịp thời phát hiện và điều trị nếu tế bào ung thư xuất hiện

3. Phòng ngừa hiện tượng đau thanh quản

Để phòng tránh đau nhức thanh quản, bạn cần chủ động chăm sóc và bảo vệ vùng tai mũi họng, thanh quản và đường thở của mình, bằng cách:

– Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi, tai trong thời tiết lạnh. Theo kết quả của nhiều thống kê cho thấy, thời tiết chuyển lạnh đột ngột hoặc trong những đợt không khí lạnh là thời điểm gia tăng số người bị đau nhức vùng thanh quản hay mắc các bệnh lý đường hô hấp gia tăng đột biến.

– Luôn thực hiện vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày: Sử dụng nước muối sinh lý để súc họng và rửa mũi bằng dụng cụ rửa chuyên dụng (có thể tìm thấy ở các hiệu thuốc các bình rửa mũi,…)

– Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây bỏng họng, ảnh hưởng tới đầu thanh quản.

– Không nên nói với tần suất quá lớn, nói quá nhiều,… bởi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thanh quản.

– Nên thực hiện khám tai mũi họng và các bộ phận đường thở định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần để biết được tình trạng sức  khỏe của mình và chăm sóc, điều trị kịp thời.

4. Thăm khám và điều trị đau thanh quản tại BV ĐKQT Thu Cúc

Một trong những địa chỉ tin cậy được khách hàng tin chọn trong chăm sóc sức khỏe là bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Tại chuyên khoa ngoại Tai mũi họng, khoa nội hô hấp,… chúng tôi tiếp nhận hàng nghìn lượt bệnh nhân thăm khám trong mỗi đợt cao điểm, đặc biệt là các thời điểm giao mùa, chuyển lạnh khiến cơ thể dễ mắc bệnh hô hấp.

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và cơ sở vật chất thông minh,… việc chẩn đoán và điều trị bệnh được thực hiện một cách chính xác, có cơ sở và hiệu quả. Đây cũng là lý do quan trọng giúp bệnh viện ĐKQT Thu Cúc điều trị thành công các ca bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời nhận được tin tưởng từ phía khách hàng.

Nguyên nhân và cách điều trị đau thanh quản

>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm amidan cấp kịp thời, triệt để nhanh chóng

Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám tin cậy của nhiều sao Việt

Với bệnh lý đau thanh quản nói riêng và các bệnh lý đường hô hấp nói chung, bạn có thể trực tiếp gọi tới hotline 1900 5588 92 của chúng tôi để nhận những tư vấn về bệnh cũng như định hướng thăm khám ban đầu để thuận tiện trong việc điều trị có kết quả tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *