Giải đáp: Phụ nữ bị rong kinh có thai được không?

“Bị rong kinh có thai được không” là câu hỏi khiến nhiều chị em lo lắng, băn khoăn. Vì sức khỏe sinh sản luôn là mối quan tâm lớn của chị em phụ nữ. Bạn sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đâycủa Thu Cúc TCI!

Bạn đang đọc: Giải đáp: Phụ nữ bị rong kinh có thai được không?

1. Tình trạng rong kinh ở chị em phụ nữ là gì?

Rong kinh không còn là căn bệnh của một số trường hợp nữ giới, hầu như chị em ai cũng gặp phải một lần trong chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh là gì và tại sao nó lại ám ảnh chị em phụ nữ đến vậy?

Giải đáp: Phụ nữ bị rong kinh có thai được không?

Trên thực tế, rong kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

Nếu bị rong kinh, bạn sẽ thấy kinh nguyệt ra nhiều hơn và kéo dài trên 7 ngày (lượng máu có thể vượt quá 80ml/1 chu kỳ). Ngoài ra, khi mắc bệnh này, chị em sẽ cảm thấy đau bụng dưới dữ dội kèm theo những cục máu kinh lớn. Cơ thể bạn luôn mệt mỏi, uể oải và lượng máu ra nhiều hơn mức trung bình.

2. Nguyên nhân rong kinh ở nữ giới và cách nhận biết tình trạng này

2.1. Nguyên nhân xảy ra tình trạng rong kinh ở nữ giới

Thông thường, người phụ nữ sẽ ra máu trong khoảng 2-7 ngày trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu trung bình là 60-80 ml/chu kỳ. Nếu số ngày hành kinh vượt quá 7 ngày và lượng máu mất đi trên 80 ml thì đó là rong kinh.
Nguyên nhân gây rong kinh ở nữ giới là do các vấn đề sau:

– Nguyên nhân nguyên phát

Đây là một nguyên nhân phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh và trẻ em gái bước qua tuổi dậy thì. Ở bé gái, trong những tháng đầu tiên có kinh, bộ phận sinh dục vẫn đang phát triển và hoàn thiện nên kinh nguyệt ra ít hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Ở phụ nữ tiền mãn kinh, sự thay đổi và mất cân bằng nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hoặc chậm kinh. Bé gái vị thành niên dễ bị rong kinh do bộ phận sinh dục chưa hoàn thiện

– Nguyên nhân thứ phát

Trường hợp này thường gặp sau khi sinh con hoặc ở phụ nữ mắc bệnh phụ khoa. Phụ nữ sau sinh bị rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt không ổn định nên kinh nguyệt ra ít. Bên cạnh đó, một số bệnh phụ khoa liên quan đến buồng trứng hay nội mạc tử cung cũng có thể gây rong kinh. Một số trường hợp rong kinh khác là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai.

2.2. Những dấu hiệu nhận biết rong kinh ở nữ giới

Phụ nữ bị rong kinh thường có các biểu hiện sau:

– Số ngày hành kinh vượt quá 7 ngày, nếu tổng lượng máu trong một chu kỳ trên 80 ml.

– Hàng tháng ra máu nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh hàng giờ.

– Kinh nguyệt ra nhiều vào ban đêm nên phải thay băng vệ sinh thường xuyên.

– Khó thở, mệt mỏi do chu kỳ kinh nguyệt quá nhiều.

– Đau bụng dưới dữ dội, vón cục thành cục lớn khi hành kinh.

3. Nữ giới bị rong kinh có thai được không?

Rong kinh là căn bệnh nguy hiểm. Rong kinh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng mà còn có thể gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới

3.1 Rong kinh là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

Tình trạng rong kinh trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là một trong những hình thức cảnh báo của cơ thể đối với các bệnh liên quan đến tử cung và buồng trứng. Đó có thể là một trong nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung và nguy hiểm hơn nữa có thể là ung thư cổ tử cung. Những bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

3.2 Làm tăng khả năng mắc bệnh phụ khoa

Rong kinh còn làm tăng khả năng mắc các bệnh phụ khoa, bởi trong thời gian này vùng kín luôn ẩm ướt tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm tấn công gây ra một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa

3.3 Rong kinh làm tăng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn.

Đây thực sự là biểu hiện khó tránh khỏi bởi khi bị rong kinh, kinh nguyệt của chị em phụ nữ không đều. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng, gây khó khăn trong việc thụ thai. Điều này khiến chị em khó có được đứa con như ý muốn.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đâu là cách phát hiện ung thư sớm hiệu quả?

Giải đáp: Phụ nữ bị rong kinh có thai được không?

Rong kinh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng, gây khó khăn trong việc thụ thai

Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng mà hãy chú ý một chút đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi xuất hiện các triệu chứng rong kinh, đến bệnh viện thăm khám kịp thời sẽ giúp bạn có được đứa con như mong muốn.

4. Một số cách điều trị rong kinh hiệu quả

4.1. Các bài thuốc dân gian

– Chữa rong kinh bằng quế. Quế là một thành phần phổ biến được thêm vào nhiều món ăn. Quế loại bỏ tạp chất trong cơ thể và cải thiện lưu thông máu. Việc tăng cường lưu thông máu, giúp chị em giảm đau bụng kinh hiệu quả. Chị em áp dụng chữa rong kinh bằng quế như sau

Trộn 1 muỗng cà phê bột quế trong nước lạnh. Uống 3 lần một ngày. Điều này sẽ giúp bạn giảm lượng máu mất đi do rong kinh.

Bạn cũng có thể mua trà túi lọc quế để uống thay nước hàng ngày. Bạn có thể thêm một ít mật ong giúp tăng hương vị. Khi chữa rong kinh bằng quế nên dùng trước kỳ kinh 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Chữa rong kinh bằng gừng. Gừng là thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Theo đông y, gừng có tác dụng đến tỳ vị, dạ dày, kinh lạc, đại tràng và thận. Giúp chống cảm, nóng, thông kinh, bổ dương. Gừng được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có bệnh rong kinh.

Để hỗ trợ điều trị rong kinh hiệu quả bằng gừng, chị em chỉ cần bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày. Hoặc dùng gừng pha trà uống 4 lần/ngày trước kỳ kinh nguyệt để tăng hiệu quả.

Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp dân gian trong điều trị rong kinh để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.

4.2. Thăm khám và điều trị

Khi bạn gặp tình trạng rong kinh hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa để thăm khám và chẩn đoán. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây rong kinh và dựa vào nguyên nhân đề xuất phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

4.2. Lưu ý gì khi điều trị chứng rong kinh ở nữ giới?

Trong thời gian chữa trị chứng rong kinh, các chị em cũng nên lưu ý những vấn đề dưới đây nhằm tăng hiệu quả điều trị:

– Thực hiện một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, lành mạnh và bổ sung chất sắt. Một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng, tránh các kích thích có hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá…. Chị em nên có một thực đơn hàng ngày, hàng tuần bao gồm các chất dinh dưỡng, vitamin và hàm lượng sắt cần thiết. Nó giúp làm cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn và giảm chảy máu kinh nguyệt

Ngoài ra, chị em có thể lựa chọn bổ sung sắt ở dạng viên uống, giúp cơ thể hấp thu sắt nhanh chóng để tăng thể tích máu, hạn chế máu đông. Tuy nhiên, chị em cũng nên cẩn trọng khi lựa chọn viên sắt tốt và phù hợp. Nên chọn chế phẩm sắt hữu cơ, vì sắt hữu cơ giúp cơ thể hấp thu tối đa mà không lo táo bón, tăng cường sức khỏe nhờ hạn chế rối loạn kinh nguyệt, đông máu kinh nguyệt. Để đạt hiệu quả tối đa nên kết hợp với axit folic và vitamin B12, vitamin E, kẽm nano và dầu mè đen. Ngoài ra, sản phẩm này còn được Bộ Y tế cấp phép lưu hành nên đảm bảo an toàn và chất lượng cao.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày sẽ góp phần giúp giảm thiểu các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa và hỗ trợ tốt trong việc điều trị chứng rong kinh.

– Có thời gian ngủ nghỉ ngơi hợp lý. Không nên để bản thân rơi vào tình trạng quá căng thẳng, hay thức quá khuya sẽ dễ gây chóng mặt hoa mắt và hạ đường huyết.

– Tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian bị rong kinh. Đối với các chị em đang mong con cũng không nên quá vội vàng. Thời gian bị rong kinh không nên thực hiện quan hệ vì dễ gây viêm nhiễm tổn thương niêm mạc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai về sau.

Giải đáp: Phụ nữ bị rong kinh có thai được không?

>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về hóa trị ung thư đại tràng

Câu hỏi bị rong kinh có thai được không sẽ được các bác sĩ giải đáp khi chị em đi thăm khám

Chị em còn bất kì thắc mắc nào xung quanh “Bị rong kinh có thai được không?” có thể liên hệ trực tiếp với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và đặt lịch thăm khám nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *