Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ là thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống, xảy ra thay đổi ở phần xương dưới sụn cùng màng hoạt dịch.
Bạn đang đọc: Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ và cách phòng bệnh
1.Tóm tắt bệnh thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh về xương khớp. Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ thường thấy là hiện tượng đau khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, đau nhức vùng cổ, đặc biệt khi vận động vùng cổ.
Đau mỏi cổ thường xuyên là biểu hiện thoái hóa cột sống cổ
Hầu hết người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ ở nhóm người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh phổ biến ở cả nhóm người trẻ tuổi. Do tính chất công việc, ngồi nhiều, ít vận động, người trẻ tuổi cũng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Thoái hóa cột sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến công việc và làm mất thời gian của nhiều người.
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến hiện nay. Bệnh này tiến triển chậm, tuy nhiên không thể chủ quan mà cần điều trị sớm để đạt hiệu quả tốt. Bệnh có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đốt sống nào, trong đó đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.
2. Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ thường gặp
Hầu hết người bị thoái hóa cột sống cổ không có biểu hiện rõ ràng. Nếu mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ, các triệu chứng có thể phát triển dần dần từ nhẹ đến nặng, do vậy nhiều người không phát hiện bệnh kịp thời. Tuy nhiên đôi khi cơn đau xảy ra đột ngột khi bạn vận động, làm ngắt quãng công việc, khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
2.1. Triệu chứng phổ biến
Những cơn đau xung quanh xương bả vai, dọc theo cánh tay và ngón tay. Tình trạng đau nhức tăng lên khi bạn đứng, ngồi, hắt hơi, ho khan, ngửa cổ về phía sau… Bên cạnh đó, yếu cơ cũng là một biểu hiện thoái hóa cột sống cổ phổ biến. Yếu cơ khiến bạn khó nhấc cánh tay hoặc cầm đồ vật một cách chắc chắn.
2.2. Đau khi thực hiện các động tác vận động ở cổ
Khi vận động, cơn đau bắt đầu ở cổ lan ra gáy, tai. Nhiều khi, cơn đau lan lên đầu, gây nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán. Đôi khi cơn đau từ gáy lan xuống bả vai và cánh tay. Một số trường hợp làm cánh tay mất cảm giác, đôi khi bị tê liệt.
Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh tọa: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ngồi làm việc máy tính lâu dễ gây mỏi cổ, thoái hóa cổ
Khi thay đổi thời tiết, kết hợp với việc nằm sai tư thế vào ban đêm có thể gây cứng cổ, vẹo cổ sáng hôm sau. Các cơn đau ê ẩm cả mảng đầu, đau liên tục cả bên trái và bên phải. Lúc này, khi ho hoặc hắt xì, người bệnh càng thêm đau. Nếu muốn quay cổ thì phải xoay cả người.
2.3. Dấu hiệu Lhermitte
Đây là biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng hay còn có tên khác là hiện tượng ghế thợ cắt tóc. Người bệnh sẽ có cảm giác như có luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, thậm chí lan dần cả hai tay, hai chân, ngón tay và ngón chân. Khi cúi cổ về phía trước, triệu chứng này càng mạnh hơn, gây khó chịu cho người bệnh.
3.Cách điều trị dứt điểm biểu hiện thoái hóa cột sống cổ
3.1. Điều trị bằng thuốc
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng một số loại thuốc giúp làm giảm các cơn đau của bệnh nhân. Trong đó có, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… Điều trị bằng thuốc được bác sĩ chỉ định khi người bệnh ở giai đoạn đầu thoái hóa, chưa cần can thiệp các phương án ngoại khoa.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp có phải kiêng tanh không?
Khi có biểu hiện thoái hóa cột sống cổ cần đi khám ngay
3.2. Phẫu thuật
Nếu tình trạng ở giai đoạn nghiêm trọng không thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật là phương án để bảo vệ cột sống cổ. Thông qua phương pháp này, người bệnh loại bỏ các gai xương, đĩa đệm thoát vị, từ đó giảm áp lực cho tủy sống cũng như các dây thần kinh.
3.3. Vật lý trị liệu
Những năm gần đây, vật lý trị liệu là phương pháp điều trị các vấn đề về cơ, xương khớp mà người bệnh được yêu cầu thực hiện. Các bài tập giúp giảm đau mà không cần dùng thuốc, cải thiện khả năng vận động, hỗ sự cân bằng và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật…
4.Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả
4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất
Chế độ dinh dưỡng giúp duy trì sức khỏe và cơ xương khớp cho cơ thể dẻo dai. Đây là biện pháp quan trọng giúp ngăn ngừa thoái hóa cột sống cổ.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp cần chú trọng vào các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nên ăn đủ các chất như vitamin D, canxi, omega-3, glucosamine… Các chất này giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa phá hủy sụn khớp.
Đặc biệt cần tăng cường ăn các loại rau củ quả, trái cây để cung cấp Vitamin C giúp sản sinh chất chống oxy hóa cho cơ thể. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng còn chống viêm, tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ, đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, có ga…
4.2. Áp dụng chế độ, tư thế làm việc, sinh hoạt phù hợp
Từ tư thế học tập, làm việc cho đến tư thế ăn uống, ngủ nghỉ, lao động chân tay… đều cần điều chỉnh sao cho đúng chuẩn, tránh gây ra hiện tượng đau nhức.
Tư thế khi đứng, ngồi cần thẳng lưng, không cong vẹo. Thực hiện đúng chuẩn giúp bạn có tư thế làm việc, học tập thoải mái, không đau mỏi.
Khi làm các công việc lao động chân tay, bạn nên dùng công cụ hỗ trợ hoặc kết hợp sức lực của nhiều người để cùng hoàn thành công việc. Tránh làm việc quá sức, trọng tải lớn làm tổn thương xương khớp, cột sống cổ.
Đối với người làm việc văn phòng, cần thư giãn gân cốt thường xuyên để các cơ được co giãn. Vận động đi lại, tập thể dục sau khoảng 1 tiếng làm việc, xoa bóp các xương khớp giúp bạn tránh được những tác động xấu do ngồi một chỗ quá lâu.
Đồng thời, hãy đảm bảo duy trì giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Không nên thức khuya, hạn chế suy nghĩ căng thẳng vào ban đêm.
4.3. Tăng cường thể dục thể thao duy trì sức khỏe
Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, tạo độ bền chắc cho xương khớp. Do vậy, bạn nên thực hiện các bài tập hằng ngày để chăm sóc sức khỏe. Tập luyện thể thao giúp xương khớp chắc khỏe, cơ săn chắc, tạo sự dẻo dai và làm chậm quá trình lão hóa.
Trên đây là một số biểu hiện thoái hóa cột sống cổ và cách phòng bệnh đơn giản. Nếu gặp phải tình trạng đau nhức cột sống cổ liên tục, bạn cần đi khám để bác sĩ theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.