Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả bất ngờ

Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ là một quá trình lâu dài. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra phương pháp trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Bạn đang đọc: Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả bất ngờ

1. Sơ lược về bệnh thoái hóa cột sống cổ

1.1. Thế nào là thoái hóa cột sống cổ

Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ khá khó do đây là bệnh lý về xương khớp, biểu hiện cụ thể là tình trạng bị bào mòn của sụn và xương, ảnh hưởng đến khớp và đĩa đệm cột sống. Bệnh thoái hóa cột sống cổ xảy ra do các gai xương xuất hiện, chèn ép lên dây thần kinh nên người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, căng cứng và khó vận động cổ.

Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả bất ngờ

Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ là cả một quá trình lâu dài

1.2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ như thế nào

Bệnh thoái hóa cột sống cổ có dấu hiệu nhận biết không cao. Hầu hết bệnh nhân đi khám và phát hiện bệnh khi thấy xuất hiện các cơn đau nghiêm trọng ở các vùng như:

 – Đau cổ: Người bệnh khó khăn khi vận động vùng cổ, thậm chí bị vẹo cổ, không cử động cổ được.

– Đau vùng xung quanh kéo tới cột sống: Cảm giác đau nhức vùng cổ sau đó lan dần ra vùng gáy, lưng, đỉnh đầu, trán, bả vai và 2 bên cánh tay…

– Tê liệt, mất cảm giác ở tay: Bàn tay không còn cảm giác, bị tê cứng hồi lâu khi người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ.

– Cứng cổ sau khi ngủ dậy: Sau khi ngủ dậy, người bệnh thường thấy khó cử động cổ, đau khi di chuyển, ho hoặc hắt hơi. 

– Dấu hiệu Lhermitte: Đây là triệu chứng khiến người bệnh có cảm giác đau đớn và khó chịu nhất. Một luồng điện chạy từ cổ xuống sống lưng và các chi làm cho người bệnh rùng mình, đau nhức mạnh.

Hiện nay, bệnh thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xảy ra với người cao tuổi mà đang là căn bệnh khá phổ biến ở người trẻ. Những người ở độ tuổi thanh niên hoặc do tính chất công việc văn phòng, ngồi nhiều, ít vận động là đối tượng chính của bệnh thoái hóa cột sống cổ.

2. Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ có khó không?

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ cần kết hợp nhiều giải pháp và thực hiện trong thời gian dài đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị, bao gồm phương pháp nội khoa, ngoại khoa và vật lý trị liệu. Điều trị giúp người bệnh giảm đau và ngăn ngừa tình trạng tổn thương cột sống cổ, tổn thương thần kinh tủy sống ở người bệnh. 

Tuy nhiên, bệnh này không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Vì đốt sống bị tổn thương, thoái hóa không thể trở về trạng thái như ban đầu. Dù vậy, việc kiểm soát các triệu chứng cũng như hạn chế mức độ phát triển của bệnh này là hoàn toàn có thể. 

Do đó, người bệnh cần đến thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc đến bệnh viện kiểm tra khi thấy biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống cổ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh lý khiến khớp háng bị đau

Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả bất ngờ

Phát hiện kịp thời giúp điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ dễ dàng hơn

3. Phương pháp trị bệnh thoái hóa cột sống cổ

3.1. Phương pháp nội khoa

Đối với các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp trị bệnh như: 

– Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau không chứa steroid: Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc và liều lượng nhất định để phù hợp với sức khỏe bệnh nhân.  

– Dùng thuốc chứa corticosteroid: Với nhóm thuốc này, người bệnh có thể uống để giảm đau tạm thời các cơn đau do thoái hóa cột sống cổ. Ngoài ra, có thể sử dụng tiêm nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng. 

– Thuốc giãn cơ cyclobenzaprine: Khi sử dụng, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn do tác dụng chính của thuốc là giảm sự co cơ, giảm đau do thoái hóa cột sống cổ. 

– Thuốc chống động kinh: Một phương pháp trị bệnh thoái hóa cột sống cổ khác là sử dụng một số loại thuốc điển hình như gabapentin và pregabapentin, giúp bệnh nhân bớt đau đớn hơn.

Trị bệnh thoái hóa cột sống cổ hiệu quả bất ngờ

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn bạn cần biết

Nhiều loại thuốc có thể dùng để trị bệnh thoái hóa cột sống cổ

Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng thoái hóa cột sống cổ tạm thời và không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa cột sống cổ. Chính vì vậy, nếu người bệnh ngưng sử dụng thuốc, tình trạng đau nhức sẽ quay trở lại, thậm chí nhiều trường hợp diễn biến nặng hơn do nhờn thuốc.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây hại đến dạ dày, vì thế người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

3.2. Phương pháp ngoại khoa

Thông thường, người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ thường được chỉ định dùng thuốc và các bài tập thay vì can thiệp phẫu thuật. Đối với một số trường hợp nặng, khi phương pháp nội khoa và vật lý trị liệu không đáp ứng được, người bệnh cần phẫu thuật để bệnh không ảnh hưởng tới các dây thần kinh và tủy sống. 

Phẫu thuật cột sống là can thiệp rất khó, tiềm ẩn nhiều rủi ro và gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể gặp phải nhiều rủi ro: từ quá trình gây mê toàn thân như tổn thương não, đau tim, đột quỵ, buồn nôn, ớn lạnh, tổn thương não… cho đến tình trạng rối loạn đông máu, nhiễm trùng, gây nên trạng thái đau đớn nghiêm trọng ở dây thần kinh.

Do vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp, tránh tình trạng bệnh còn nhẹ nhưng lại đi tới phương án phẫu thuật. 

3.3. Phương pháp vật lý trị liệu 

Khi bị thoái hóa cột sống cổ, song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể thực hiện các bài tập rèn luyện cơ bắp. Ngoài ra, các phương pháp như xoa bóp thư giãn vùng cổ, vai gáy, điện phân dẫn thuốc cũng có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau do thoái hóa cột sống cổ.

Điều trị bệnh thoái hoá cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu được cho là hiệu quả và đơn giản và ít rủi ro nhất. Qua quá trình luyện tập, người bệnh có thể hạn chế các cơn đau do thoái hóa cột sống cổ, giúp vận động dễ dàng hơn. 

Có thể thấy, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau, tuy nhiên, để áp dụng đúng bệnh và tình trạng bệnh, các bạn cần chủ động đi khám để bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp chẩn đoán và điều trị. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *